Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ/Chương 1/Điều 114

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
của Chính phủ Hoa Kỳ, do Cục Bản quyền tác giả dịch
Điều 114. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm âm nhạc

Điều 114: Phạm vi các quyền độc quyền đối với các bản ghi âm

(a). Các quyền độc quyền của các chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm được giới hạn trong phạm vi các quyền quy định tại Điểm (1), (2), (3) và (6) Điều 106 và không bao hàm bất kỳ quyền trình diễn nào theo Điều 106(4).

(b). Quyền độc quyền của các chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm theo Điều 106(1) được giới hạn trong phạm vi quyền nhân bản ghi âm dưới hình thức bản ghi, hoặc các bản sao mà trực tiếp hoặc gián tiếp ghi lại các âm thanh thực tế đã được ghi trên bản ghi âm đó. Quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm theo Điểm (2) Điều 106 được giới hạn trong phạm vi quyền sáng tạo tác phẩm phái sinh mà trong đó các âm thanh thực tế đã được ghi trên bản ghi âm đó được sắp xếp lại, được đảo lại hoặc được thay đổi theo các hình thức khác về trình tự hoặc chất lượng. Các quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm theo Điểm (1), (2) Điều 106 sẽ không mở rộng tới việc tạo hoặc nhân bản một bản ghi âm khác mà bao gồm hoàn toàn là các âm thanh khác được ghi một cách độc lập cho dù các âm thanh này mô phỏng hoặc tương tự như những âm thanh được ghi trên bản ghi âm được bảo hộ. Các quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm theo Điểm (1), (2) và (3) Điều 106 không áp dụng đối với các bản ghi âm bao hàm trong buổi truyền hình giáo dục và chương trình radio (như định nghĩa tại Điều 397 Điều luật số 47) được phân phối hoặc được truyền bởi hoặc thông qua các tổ chức phát thanh truyền hình công cộng (như định nghĩa tại Điều 118(g) với điều kiện là các bản sao hoặc bản ghi về các chương trình đó không được phân phối mang tính thương mại bởi hoặc thông qua các tổ chức phát thanh truyền hình này tới đại đa số công chúng.

(c). Điều này không hạn chế hoặc phương hại đến quyền độc quyền trình diễn công cộng, thông qua phương tiện là các bản ghi của bất kỳ tác phẩm nào quy định tại Điều 106(4).

(d). Hạn chế quyền độc quyền: không trái với quy định của Điều 106(6):

(1). Ngoại trừ việc truyền và tái truyền: việc trình diễn bản ghi âm công cộng thông qua các phương tiện truyền kỹ thuật số, mà không phải là một bộ phận của dịch vụ tương hỗ, không vi phạm Điều 106(6) nếu trình diễn đó là một phần của:
(A)
(i). truyền không thu tiền đặt trước (mà không phải là tái truyền);
(ii). tái truyền không thu tiền đặt trước bắt đầu được thực hiện cho công chúng thu trực tiếp của truyền trước hoặc đồng thời một cách ngẫu nhiên không thực hiện cho công chúng thu trực tiếp; hoặc
(iii). truyền sóng không thu tiền đặt trước;
(B). Tái truyền của truyền sóng không thu tiền đặt trước với điều kiện là: đối với trường hợp tái truyền của truyền sóng của một trạm phát sóng radio:
(i). truyền sóng của trạm phát sóng radio không được cố ý hoặc chủ tâm tái truyền rộng hơn phạm vi bán kính 150 dặm từ vị trí của máy truyền sóng radio, tuy nhiên:
(I). 150 dặm giới hạn theo Đoạn này sẽ không áp dụng khi mà truyền sóng không thu tiền đặt trước của một trạm phát sóng radio được cấp phép bởi Uỷ ban truyền thông Liên bang được tái truyền trên cơ sở không thu tiền đặt trước thông qua một trạm phát sóng đặt tại mặt đất, máy chuyển tiếp đặt tại mặt đất hoặc máy trung chuyển đặt tại mặt đất được cấp phép bởi Uỷ ban truyền thông Liên bang; và
(II). đối với trường hợp tái truyền có thu tiền đặt trước của tái truyền sóng không thu tiền đặt trước quy định tại phụ Đoạn (I), phạm vi bán kính 150 dặm sẽ được tính từ vị trí đặt máy của máy tái truyền sóng đó;
(ii). tái truyền của truyền sóng của một trạm phát sóng radio mà:
(I). đạt được thông qua máy tái truyền từ không trung
(II). không được xử lý điện tử bởi máy tái truyền để truyền đi những tín hiệu tách biệt và độc lập; và
(III).được tái truyền chỉ trong cộng đồng địa phương được máy tái truyền phục vụ;
(iii). truyền sóng của trạm phát sóng radio đã đang được tái truyền tới các hệ thống cáp (như định nghĩa tại Điều 111(f) thông qua một tổ chức truyền hình qua vệ tinh vào ngày 1/1/1995, và tái truyền này đã đang được tái truyền thông qua các hệ thống cáp như tín hiệu tách biệt và độc lập, và hệ thống vệ tinh có được truyền sóng của trạm phát sóng radio dưới hình thức vật lý; với điều kiện là truyền sóng đang được tái truyền có thể bao hàm chương trình của không quá một trạm phát sóng radio; hoặc
(iv). truyền sóng của một trạm phát sóng radio được thực hiện thông qua một trạm phát sóng chương trình giáo dục phi thương mại được tài trợ vào hoặc sau ngày 1/1/1995, theo Điều 396(k) của Luật truyền thông năm 1934 (47 U.S.C. 396(k) chỉ bao hàm các chương trình sóng radio văn hoá giáo dục phi thương mại và tái truyền không phụ thuộc vào việc có đồng thời hay không là tái truyền sóng không thu tiền đặt trước từ mặt đất; hoặc
(C). Truyền trở thành một trong bất kỳ thể loại sau:
(i). truyền trước hoặc đồng thời một cách ngẫu nhiên so với truyền ngoại lệ như là nguồn cung cấp được thu thông qua và sau đó tái truyền bởi máy truyền ngoại lệ: với điều kiện là những truyền sóng ngẫu nhiên này không bao hàm bất kỳ truyền sóng có thu tiền đặt trước trực tiếp cho công chúng thu;
(ii). truyền trong phạm vi cơ sở kinh doanh, giới hạn trong phạm vi trụ sở hoặc ngay quanh vùng phụ cận của cơ sở;
(iii). tái truyền thông qua bất kỳ máy tái truyền nào, bao hàm đa kênh phân phối chương trình video như được định nghĩa tại Điều 602(12) của Luật truyền thông năm 1934 (47 U.S.C. 522(12)), của truyền sóng thông qua máy truyền được cấp phép để trình diễn công cộng bản ghi âm như một bộ phận của truyền đó nếu tái truyền này là đồng thời với truyền được cấp phép và được sự cho phép của người thực hiện truyền sóng đó; hoặc
(iv). truyền trong phạm vi cơ sở kinh doanh phục vụ cho việc sử dụng trong tiến trình làm việc thông thường của cơ sở: với điều kiện là nơi tiếp nhận phục vụ cho công việc này không tái truyền đó ra ngoài trụ sở hoặc ngay quanh vùng phụ cận của cơ sở, và truyền này không mở rộng đến việc trình diễn tổng hợp bản ghi âm. Không một điểm nào của Đoạn này sẽ giới hạn phạm vi của những ngoại lệ tại Đoạn (ii).
(2). Truyền có thu tiền đặt trước: trong trường hợp truyền có thu tiền đặt trước không được ngoại trừ theo Khoản (d)(1), trình diễn bản ghi âm công cộng thông qua những phương tiện truyền âm kỹ thuật số thuộc đối tượng giấy phép luật định, phù hợp với Khoản (f) của Điều này, nếu:
(A). Truyền này không phải là một bộ phận của dịch vụ tương hỗ;
(B). Truyền này không mở rộng đến việc trình diễn tổng hợp bản ghi âm;
(C). Tổ chức truyền không tạo ra để công bố thông qua các phương thức của lịch chương trình trước hoặc thông báo trước về tên của các bản ghi âm hoặc bản ghi cụ thể bao hàm những bản ghi âm này được truyền;
(D). Ngoại trừ trường hợp truyền trong cơ sở kinh doanh, tổ chức truyền không tự động và chủ tâm tạo ra bất kỳ thiết bị nào thu truyền này để chuyển từ kênh chương trình này sang kênh chương trình khác; và
(E). Ngoại trừ như được quy định tại Điều 102(e) của Điều luật này, truyền bản ghi âm kèm theo những thông tin được mã hoá trong bản ghi âm đó, nếu có, thông qua hoặc theo sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm đó, để xác định tiêu đề của bản ghi âm đó hình ảnh của nghệ sĩ, người biểu diễn trong bản ghi âm đó, và những thông tin có liên quan, bao hàm cả những thông tin về các nốt nhạc và lời nhạc.
(3). Giấy phép cho việc truyền thông qua dịch vụ tương hỗ:
(A). Không một dịch vụ tương hỗ nào sẽ được cấp giấy phép độc quyền theo Điều 106(6) cho việc trình diễn bản ghi âm công cộng thông qua các phương tiện truyền âm kỹ thuật số trong thời hạn vượt quá 12 tháng, ngoại trừ liên quan đến giấy phép độc quyền được cấp cho dịch vụ tương hỗ bởi người cấp phép nắm giữ quyền tác giả đối với 1000 bản ghi âm hoặc ít hơn, thời hạn của giấy phép này sẽ không được vượt quá 24 tháng: tuy nhiên, với điều kiện là người được cấp phép của giấy phép độc quyền này không đạt đủ tiêu chuẩn để nhận giấy phép độc quyền nào khác cho việc trình diễn bản ghi âm đó trong thời gian 13 tháng từ khi kết thúc giấy phép độc quyền trước đó.
(B). Hạn chế quy định tại Đoạn (A) của Điểm này sẽ không áp dụng nếu:
(i). Người cấp phép đã cấp và các giấy phép đó tiếp tục có hiệu lực theo Điều 106(6) đối với việc trình diễn công cộng các bản ghi âm thông qua các phương tiện truyền âm kỹ thuật số cho ít nhất 5 dịch vụ tương hỗ khác nhau; tuy nhiên, với điều kiện là trong mỗi giấy phép này phải thuộc sở hữu của người cấp phép ít nhất 10% quyền tác giả đối với những bản ghi âm mà đã được cấp phép cho dịch vụ tương hỗ, nhưng trong mọi trường hợp phải không dưới 50 bản ghi âm; hoặc
(ii). Giấy phép độc quyền được cấp cho trình diễn công cộng tới 45 giây của bản ghi âm và mục đích duy nhất của việc trình diễn là khuyến khích sự phân phối hoặc trình diễn của bản ghi âm đó.
(C). Không trái với việc cấp giấy phép độc quyền hoặc không độc quyền về quyền trình diễn công cộng theo Điều 106(6), một dịch vụ tương hỗ sẽ có thể không trình diễn công cộng bản ghi âm trừ phi giấy phép đã được cấp cho việc trình diễn công cộng của bất kỳ tác phẩm âm nhạc được bảo hộ nào trong bản ghi âm đó, với điều kiện là giấy phép về trình diễn công cộng tác phẩm âm nhạc được bảo hộ này có thể được cấp hoặc là bởi tổ chức Hiệp hội quyền trình diễn đại diện cho chủ sở hữu quyền hoặc là bởi chính chủ sở hữu quyền tác giả.
(D). Trình diễn bản ghi âm thông qua các phương tiện tái truyền âm kỹ thuật số không vi phạm Điều 106(6) nếu:
(i). Tái truyền này là truyền của dịch vụ tương hỗ được cấp phép trình diễn công cộng bản ghi âm tới những thành phần công chúng cụ thể như là một phần của truyền đó; và
(ii). Tái truyền này đồng thời với truyền được cấp phép đó được phép của tổ chức truyền đó; và giới hạn trong thành phần công chúng cụ thể có chủ ý của dịch vụ tương hỗ là bên thu truyền sóng.
(E). Trong phạm vi của Điều này:
(i). "Người cấp phép" sẽ bao hàm tổ chức cấp phép và bất kỳ tổ chức nào theo bất kỳ tài liệu chứng nhận quyền sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát chung nào mà sở hữu quyền tác giả đối với các bản ghi âm; và
(ii). "Hiệp hội quyền trình diễn" là hiệp hội hoặc đoàn thể mà cấp phép trình diễn công cộng những tác phẩm âm nhạc phi sân khấu nhân danh chủ sở hữu quyền tác giả, như là Hiệp hội những nhà soạn nhạc, soạn lời và xuất bản âm nhạc Mỹ, Hiệp hội phát sóng âm nhạc, và Hiệp hội SESAC.
(4). Các quyền không bị hạn chế theo cách nào khác:
(A). Ngoại trừ như được quy định rõ ràng tại Điều này, Điều này sẽ không hạn chế hoặc ảnh hưởng tới quyền độc quyền trình diễn bản ghi âm công cộng thông qua các phương tiện truyền âm kỹ thuật số theo Điều 106(6).
(B). Không một quy đinh nào trong Điều này huỷ bỏ hoặc hạn chế theo bất kỳ cách thức nào:
(i). Quyền độc quyền trình diễn công cộng tác phẩm âm nhạc, kể cả thông qua phương tiện truyền âm kỹ thuật số, theo Điều 106(4);
(ii). Các quyền độc quyền đối với bản ghi âm hoặc tác phẩm âm nhạc thể hiện trong bản ghi âm đó theo Điều 106(1), 10692) và 10693); hoặc
(iii).Bất kỳ quyền nào khác theo bất kỳ Điểm nào của Điều 106, hoặc các biện pháp thực thi quy định theo Điều luật này, như những quyền và các biện pháp thực thi tồn tại trước hoặc sau ngày ban hành Luật về quyền trình diễn kỹ thuật số bản ghi âm năm 1995.
(C). Bất kỳ hạn chế nào tại Điều này về quyền độc quyền theo Điều 106(6) chỉ áp dụng đối với quyền độc quyền quy định tại Điều 106(6) và không áp dụng đối với bất kỳ quyền độc quyền nào khác theo Điều 106. Không một quy định nào trong Điều này sẽ được diễn giải tới việc hủy bỏ, hạn chế, tác động hoặc ảnh hưởng khác theo bất kỳ cách thức nào tới thẩm quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm trong việc thực thi các quyền theo Điều 106(1), 106(2) và 106(3), hoặc trong việc đạt được các biện pháp thực thi quy định tại Điều luật này theo các quyền đó, như những quyền và các biện pháp thực thi tồn tại hoặc là trước hoặc là sau ngày ban hành Luật về quyền trình diễn kỹ thuật số bản ghi âm năm 1995.

(e). Uỷ quyền thoả thuận:

(1). Không trái với bất kỳ quy định nào của Luật chống độc quyền, trong các giấy phép thoả thuận luật định theo Khoản (f), bất kỳ chủ sở hữu quyền tác giả bản ghi âm hoặc bất kỳ tổ chức nào trình diễn bản ghi âm chịu sự điều chỉnh của Điều này có thể thoả thuận và chấp thuận về các tỷ lệ nhuận bút và các điều khoản và điều kiện cấp giấy phép về việc trình diễn những bản ghi âm đó và tỷ lệ phân chia các khoản lệ phí được thanh toán giữa các chủ sở hữu quyền tác giả, và có thể chỉ định các đại diện chung trên cơ sở không độc quyền để thoả thuận, chấp thuận, thanh toán hoặc nhận thanh toán.
(2). Đối với các giấy phép được cấp theo Điều 106(6), không phải là các giấy phép luật định, như là về trình diễn thông qua dịch vụ tương hỗ hoặc trình diễn vượt quá sự trình diễn tổng hợp bản ghi âm:
(A). Các chủ sở hữu quyền tác giả của những bản ghi âm chịu sự điều chỉnh của Điều này có thể chỉ định những đại diện chung hoạt động trên danh nghĩa của họ để cấp các giấy phép, nhận và miễn thanh toán nhuận bút: với điều kiện là mỗi chủ sở hữu quyền tác giả sẽ lập ra tỷ lệ nhuận bút và tài liệu về các điều kiện và điều khoản đơn phương, mà là, không trong thoả thuận, sự kết hợp hoặc phối hợp với các chủ sở hữu quyền tác giả của những bản ghi âm khác; và
(B). Các tổ chức trình diễn những bản ghi âm chịu sự điều chỉnh của Điều này có thể chỉ định những đại diện chung hoạt động trên danh nghĩa của họ để xin các giấy phép thu và thanh toán các khoản lệ phí nhuận bút: với điều kiện là mỗi tổ chức trình diễn các bản ghi âm sẽ quyết định các tỷ lệ nhuận bút và tài liệu về các điều khoản và điều kiện đơn phương, mà là, không trong thoả thuận, sự kết hợp hoặc phối hợp với các tổ chức trình diễn bản ghi âm khác.

(f). Các giấy phép đối với truyền có thu tiền đặt trước không ngoại lệ:

(1). Trong vòng 30 ngày sau khi ban hành Luật về quyền trình diễn kỹ thuật số bản ghi âm năm 1995, Thư viện Quốc hội sẽ soạn thông báo để công bố tại Cơ quan đăng ký Liên bang về sự bắt đầu của các thủ tục thoả thuận tự nguyện để xác định các điều khoản và tỷ lệ thanh toán nhuận bút hợp lý đối với các hoạt động quy định tại Khoản (d)(2) của Điều này trong khoảng thời gian bắt đầu từ ngày có hiệu lực của Luật này kết thúc vào ngày 31/12/2000. Những điều khoản và tỷ lệ này sẽ phân biệt giữa các loại dịch vụ truyền âm kỹ thuật số khác nhau trong khi hoạt động. Bất kỳ những chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm nào hoặc bất kỳ tổ chức trình diễn bản ghi âm nào chịu sự điều chỉnh của Điều này có thể đệ trình lên Thư viện Quốc hội các giấy phép bao hàm các hoạt động này liên quan tới những bản ghi âm đó. Các bên đối với từng tiến trình thoả thuận sẽ tự mình chịu các chi phí.
(2). Trong trường hợp không có thoả thuận cấp phép được thương lượng theo Điểm (1), trong vòng thời hạn 60 ngày bắt đầu 6 tháng sau khi công bố thông báo quy định tại Điểm (1), và vào lúc nộp đơn theo Điều 803(a)(1), Thư viện Quốc hội, theo quy định của Chương 8, sẽ nhóm họp Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả để xác định và công bố tại Cơ quan đăng ký Liên bang khung tỷ lệ và điều khoản mà, tuỳ thuộc vào Điểm (3), sẽ ràng buộc tất cả các chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm và các tổ chức trình diễn bản ghi âm. Cùng với mục đích quy định tại Điều 801(b)(1) trong việc lập ra các tỷ lệ và điều khoản, Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả có thể xem xét các các điều khoản và tỷ lệ trên cơ sở so sánh từng loại dịch vụ truyền âm kỹ thuật số khác nhau và các trường hợp khác nhau theo thoả thuận cấp phép tự nguyện được thương lượng như quy định tại Điểm (1). Thư viện Quốc hội cũng sẽ lập ra các yêu cầu mà thông qua đó những chủ sở hữu quyền tác giả có thể nhận được các thông báo về sử dụng các bản ghi âm của họ một cách hợp lý theo Điều này, và theo đó các báo cáo về việc sử dụng này sẽ được giữ và cung cấp bởi tổ chức trình diễn bản ghi âm.
(3). Các thoả thuận cấp phép tự nguyện được thương lượng vào bất kỳ thời điểm nào giữa một hoặc nhiều chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm và một hoặc nhiều tổ chức trình diễn bản ghi âm sẽ có hiệu lực thay cho bất kỳ quyết định nào của Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả hoặc quyết định của Thư viện Quốc hội.
(4).
(A). Công bố thông báo về việc bắt đầu các thủ tục thoả thuận cấp phép tự nguyện quy định tại Điểm (1) sẽ được lặp lại, phù hợp với quy chế mà Thư viện Quốc hội sẽ quy định:
(i). Không chậm hơn 30 ngày sau khi đơn được nộp bởi bất kỳ chủ sở hữu quyền tác giả bản ghi âm nào hoặc bởi bất kỳ tổ chức trình diễn bản ghi âm nào chịu sự điều chỉnh của Điều này chỉ rõ là loại dịch vụ truyền âm kỹ thuật số mà theo đó bản ghi âm được trình diễn hoặc sẽ trở thành hiện thực; và
(ii). Trong tuần thứ nhất của tháng 1 năm 2000 và vào các khoảng thời gian 5 năm tiếp theo sau đó.
(B)
(i). Thủ tục quy định tại Khoản (2) sẽ được lặp lại theo quy chế mà Thư viện Quốc hội sẽ quy định, vào lúc nộp đơn theo Điều 801(a)(1) trong thời hạn 60 ngày bắt đầu từ:
(I). 6 tháng sau khi công bố thông báo về việc bắt đầu các thủ tục thoả thuận tự nguyện tại Điểm (1) theo đơn quy định tại Điểm (4)(a)(i); hoặc
(II). Vào 1/7/2000 và vào các khoảng thời gian 5 năm tiếp theo sau đó.
(ii). Các thủ tục quy định tại Điểm (2) sẽ được tiến hành phù hợp với Điều 802.
(5)
(A). Bất kỳ người nào mong muốn trình diễn bản ghi âm công cộng thông qua các phương thức truyền âm có thu tiền đặt trước không thuộc ngoại lệ theo Khoản này có thể thực hiện theo quy định đó mà không vi phạm quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm:
(i). Thông qua việc tuân thủ các yêu cầu của thông báo như Thư viện Quốc hội sẽ quy định trong quy chế và thông qua việc thanh toán các khoản lệ phí nhuận bút theo Khoản này; hoặc
(ii). Nếu các khoản lệ phí nhuận bút không được quy định, thông qua việc chấp thuận thanh toán các khoản lệ phí nhuận bút sẽ được xác định theo Khoản này.
(B). Bất kỳ khoản thanh toán nhuận bút nào còn nợ sẽ được thanh toán vào hoặc trước ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng mà khoản lệ phí nhuận bút được tính.

(g). Thu nhập từ truyền sóng có thu tiền đặt trước:

(1). Ngoại trừ những trường hợp truyền sóng có thu tiền đặt trước được cấp phép phù hợp với Khoản (f) của Điều này:
(A). Nghệ sĩ chính biểu diễn trong bản ghi âm đã được cấp phép cho truyền sóng có thu tiền đặt trước sẽ được quyền nhận thanh toán từ chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm theo các điều khoản của hợp đồng với nghệ sĩ; và
(B). Nghệ sĩ phụ biểu diễn trong bản ghi âm đã được cấp phép cho truyền sóng có thu tiền đặt trước được quyền nhận thanh toán từ chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm theo các điều khoản của hợp đồng áp dụng đối với nghệ sĩ phụ hoặc các thoả thuận được áp dụng khác.
(2). Chủ sở hữu quyền độc quyền theo Điều 106(6) của Điều luật này về trình diễn công cộng bản ghi âm thông qua các phương tiện truyền âm kỹ thuật số sẽ phân chia doanh thu của mình theo cách thức sau cho các nghệ sĩ được ghi âm theo cấp phép truyền trình diễn bản ghi âm có thu tiền đặt trước theo luật phù hợp với Khoản (f) của Điều này:
(A). 2,5% của doanh thu này sẽ được gửi vào một tài khoản bảo đảm được quản lý bởi một bên quản lý độc lập được chỉ định chung của chủ sở hữu quyền tác giả ghi âm và Hiệp hội nhạc sĩ Mỹ (hoặc bất kỳ tổ chức kế thừa nào) để được phân chia cho những nhạc sĩ phụ (không phụ thuộc vào việc người này có phải là thành viên của Hiệp hội nhạc sĩ Mỹ hay không) trình diễn trong các bản ghi âm đó.
(B). 2,5% của doanh thu này sẽ được gửi vào một tài khoản bảo đảm được quản lý bởi một bên quản lý độc lập được chỉ định chung của chủ sở hữu quyền tác giả và Hiệp hội các nghệ sĩ biểu diễn trên sóng phát thanh truyền hình (hoặc bất kỳ tổ chức kế thừa nào) để được phân chia cho các ca sĩ hát phụ (không phụ thuộc vào việc người này có phải là thành viên của hiệp hội các nghệ sĩ biểu diễn hay không) đã trình diễn trong bản ghi âm đó.
(C). 45% doanh thu sẽ được phân chia, trên cơ sở mỗi bản ghi âm, cho nghệ sĩ hoặc những nghệ sĩ được ghi âm chính trong bản ghi âm đó (hoặc những người chuyển nhượng các quyền đối với trình diễn của các nghệ sĩ trong bản ghi âm đó).

(h). Cấp phép cho tổ chức liên kết:

(1). Nếu chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm cấp phép cho một tổ chức liên kết quyền trình diễn công cộng bản ghi âm thông qua phương tiện truyền âm kỹ thuật số theo Điều 106(6), chủ sở hữu quyền tác giả sẽ cung cấp bản ghi âm theo Điều 106(6) theo những điều khoản và điều kiện không kém ưu đãi hơn với tất cả các tổ chức có thiện ý mà cung cấp các dịch vụ tương tự, ngoại trừ, nếu có những khác biệt quan trọng trong phạm vi yêu cầu cấp phép liên quan tới loại hình dịch vụ, các bản ghi âm cụ thể được cấp phép, tần số sử dụng, số lượng đối tượng đặt tiếp sóng thường kỳ được phục vụ, hoặc thời hạn, thì chủ sở hữu quyền tác giả có thể lập ra các điều kiện và điều khoản khác nhau đối với từng dịch vụ khác nhau.
(2). Hạn chế quy định tại Điểm (1) của Khoản này sẽ không áp dụng đối với trường hợp mà chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm cấp phép cho:
(A). Dịch vụ tương hỗ; hoặc
(B). Một tổ chức về trình diễn công cộng bản ghi âm tới 45 giây và mục đích của việc trình diễn này chỉ là khuyến khích sự phân phối và trình diễn bản ghi âm đó.

(i). Không ảnh hưởng tới nhuận bút của các tác phẩm được sử dụng: lệ phí cấp phép phải thanh toán cho việc trình diễn công cộng bản ghi âm theo Điều 106(6) sẽ không được tính đến bất kỳ thủ tục quản lý, tư pháp hoặc hành chính nào khác để đặt ra hoặc điều chỉnh nhuận bút phải thanh toán cho các chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm của họ. Mục tiêu của Quốc hội là nhuận bút phải thanh toán cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc về trình diễn công cộng tác phẩm của họ sẽ không bị thiệt hại trên bất kỳ phương diện nào do kết quả của các quyền được cấp theo Điều 106(6).

(j). Định nghĩa: như được sử dụng trong Điều này, các thuật ngữ có nghĩa như sau:

(1). "Tổ chức hội viên" là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực truyền âm kỹ thuật số quy định tại Điều 106(6), không phải là dịch vụ tương hỗ, trong đó người được cấp phép có phần góp vốn trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có sở hữu lợi nhuận tới 5% hoặc hơn cổ phần được bỏ phiếu quyết định hoặc không được bỏ phiếu.
(2). Truyền "sóng" là truyền được thực hiện bởi một trạm truyền sóng đặt tại mặt đất được cấp phép như bởi Uỷ ban truyền thông Liên bang.
(3). "Truyền âm kỹ thuật số" là truyền kỹ thuật số như được định nghĩa tại Điều 101, bao hàm truyền âm của bản ghi âm. Thuật ngữ này không bao gồm truyền của bất kỳ tác phẩm nghe nhìn nào.
(4). "Dịch vụ tương hỗ" là dịch vụ cho phép thành viên của công chúng thu, theo yêu cầu, truyền của bản ghi âm cụ thể được chọn bởi hoặc trên danh nghĩa của người thu. Thẩm quyền cá nhân đối với yêu cầu các bản ghi âm cụ thể này được trình diễn cho rộng rãi công chúng thu không tạo ra dịch vụ tương hỗ. Nếu tổ chức cung cấp cả các dịch vụ tương hỗ và dịch vụ phi tương hỗ (hoặc là đồng thời hoặc là vào các thời điểm khác nhau), thành phần dịch vụ phi tương hỗ sẽ không được đối xử như một bộ phận của dịch vụ tương hỗ.
(5). Truyền "không thu tiền đặt trước" là bất kỳ truyền nào không phải là truyền thu tiền đặt trước.
(6). "Tái truyền" là truyền tiếp theo của truyền khởi đầu, và bao gồm bất kỳ tái truyền sóng tiếp theo nào nữa của cùng truyền sóng đó. Ngoại trừ như được quy định tại Điều này, truyền sóng chỉ được phân loại là “tái truyền” nếu nó là đồng thời với truyền sóng khởi đầu. Không một điểm nào trong định nghĩa này được diễn giải tới việc ngoại trừ truyền sóng mà không thoả mãn yếu tố riêng biệt được yêu cầu để phân loại truyền sóng ngoại lệ theo Điều 114(d)(1).
(7). "Truyền diễn tổng hợp bản ghi âm" là truyền trong bất kỳ thời hạn 3 giờ nào, trên một kênh cụ thể được sử dụng cho một tổ chức truyền sóng, của không quá:
(A). 3 bản ghi âm tuyển chọn khác nhau từ bất kỳ một bản ghi nào được phân phối hợp pháp cho trình diễn công cộng hoặc được bán tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu không quá 2 tuyển chọn đó được truyền tiếp liền nhau; hoặc
(B). 4 bản ghi âm tuyển chọn khác nhau:
(i). Của một nghệ sỹ được ghi âm chính;
(ii). Từ bất kỳ một bộ phận hoặc tuyển tập bản ghi được phân phối hợp pháp cùng nhau như một tổng thể chung cho việc trình diễn công cộng hoặc được bán tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu không quá 3 tuyển chọn đó được truyền tiếp liền nhau: với điều kiện là truyền các tuyển chọn này vượt quá số giới hạn quy định tại Đoạn (A) và (B) từ nhiều bản ghi đương nhiên sẽ phân loại như trình diễn tổng hợp bản ghi âm nếu chương trình của nhiều bản ghi đã không có ý định cố ý trong số giới hạn quy định tại phụ Đoạn này.
(8). Truyền "có thu tiền đặt trước" là truyền bị kiểm soát và hạn chế trong các đối tượng người thu đặc biệt, và đối với truyền này một khoản tiền được yêu cầu thanh toán hoặc chi trả khác bởi hoặc trên danh nghĩa của các đối tượng người thu này do thu truyền này hoặc toàn bộ chương trình truyền sóng bao hàm truyền này.
(9). "Truyền" bao gồm cả truyền khởi đầu và tái truyền.