Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ/Chương 1/Điều 115

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
của Chính phủ Hoa Kỳ, do Cục Bản quyền tác giả dịch
Điều 115. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm nhạc kịch: giấy phép bắt buộc đối với việc phân phối và làm bản ghi

Điều 115: Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm âm nhạc phi sân khấu: giấy phép bắt buộc đối với việc tạo và phân phối các bản ghi

Đối với các tác phẩm âm nhạc phi sân khấu, các quyền độc quyền quy định tại Điều 106(1), (3) về việc tạo và phân phối các bản ghi của các tác phẩm đó thuộc đối tượng của giấy phép bắt buộc theo các điều kiện quy định tại Điều này.

(a). Giấy phép bắt buộc phạm vi của nó:
(1). Khi một bản ghi của một tác phẩm âm nhạc phi sân khấu đã được phân phối tới công chúng tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, bất kỳ người nào khác kể cả người tạo hoặc thực hiện phân phối bản ghi hoặc bản ghi kỹ thuật số có thể, bằng việc tuân theo các quy định của Điều này, xin được giấy phép bắt buộc để tạo và phân phối các bản ghi của tác phẩm đó. Một người chỉ có thể xin được giấy phép bắt buộc nếu mục tiêu trước nhất của người này là tạo các bản ghi để phân phối chúng tới công chúng phục vụ cho các sử dụng cá nhân, kể cả các phương tiện chuyển giao bản ghi kỹ thuật số. Một người không thể xin được giấy phép bắt buộc đối với việc sử dụng tác phẩm trong việc nhân bản bản ghi của một bản ghi âm được ghi bởi người khác, trừ phi: (i) những bản ghi âm đó được ghi một cách hợp pháp; và (ii) việc tạo ra các bản ghi được sự cho phép của người chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm đó hoặc, nếu bản ghi âm đó đã được ghi trước ngày 15/2/1972 bởi bất kỳ người nào ghi bản ghi âm đó theo một giấy phép đặc biệt từ người chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc đó hoặc theo một giấy phép bắt buộc hợp lệ về việc sử dụng tác phẩm này trong bản ghi âm.
(2). Giấy phép bắt buộc bao hàm đặc quyền cải biên âm nhạc tác phẩm trong phạm vi cần thiết để làm cho tác phẩm phù hợp với thể loại và phương pháp thể hiện của buổi biểu diễn được thực hiện, nhưng sự cải biên này sẽ không được làm thay đổi giai điệu và đặc điểm cơ bản của tác phẩm, và sẽ không thuộc đối tượng bảo hộ như là một tác phẩm phái sinh theo quy định tại Điều luật này ngoại trừ với sự đồng ý rõ ràng của người chủ sở hữu quyền tác giả.
(b). Thông báo về ý định xin giấy phép bắt buộc:
(1). Bất kỳ người nào muốn xin giấy phép bắt buộc theo quy định của Điều này sẽ, trước hoặc trong vòng 30 ngày sau ngày tạo, và trước khi phân phối bất kỳ bản ghi âm tác phẩm nào, gửi một thông báo về ý định đó tới người chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu nơi đăng ký hoặc các nơi lưu giữ công khai khác của Cục Bản quyền tác giả không xác định được người chủ sở hữu quyền tác giả và bao hàm cả địa chỉ mà theo đó thông báo có thể được gửi thì việc nộp thông báo về ý định này tới Cục Bản quyền tác giả là hoàn toàn cần thiết. Thông báo này sẽ phải tuân thủ về hình thức, nội dung và cách thức nộp theo yêu cầu mà cơ quan đăng ký bản quyền sẽ quy định trong quy chế.
(2). Mọi sai sót khi gửi hoặc nộp thông báo theo yêu cầu của Điểm (1) sẽ tước mất khả năng hưởng giấy phép bắt buộc và, không có giấy phép thoả thuận thì việc tạo và phân phối bản ghi có thể bị đưa ra khởi kiện như một hành vi vi phạm theo Điều 501 và hoàn toàn thuộc đối tưọng của các biện pháp thực thi quy định tại Điều 502 tới 506 và Điều 509.
(c). Nhuận bút phải thanh toán theo giấy phép bắt buộc:
(1). Để được quyền nhận nhuận bút theo giấy phép bắt buộc, người chủ sở hữu quyền tác giả phải được xác định trong sổ đăng ký hoặc chứng nhận khác của Cục Bản quyền tác giả. Người chủ sở hữu được quyền hưởng nhuận bút đối với các bản ghi được tạo ra và phân phối sau khi được xác định như vậy, nhưng sẽ không được hoàn lại bất kỳ khoản nào từ bất kỳ bản ghi nào được tạo và phân phối trước đó.
(2). Ngoại trừ quy định tại Điểm (1) trên, nhuận bút theo giấy phép bắt buộc sẽ phải được thanh toán cho từng bản ghi được tạo ra và phân phối theo giấy phép đó. Cho mục đích này là ngoại trừ như quy định tại Điểm (3), bản ghi được coi là “đã phân phối” nếu người thực hiện giấy phép bắt buộc hoàn toàn tự nguyện và thực sự tách khỏi sự chiếm hữu đối với các bản ghi đó. Đối với từng tác phẩm thể hiện trong bản ghi, nhuận bút sẽ là hai hoặc ba phần tư hoặc là một nửa cent trên mỗi phút của thời gian chơi tác phẩm, hoặc một tỷ lệ của nó, tuỳ thuộc vào khoản nào lớn hơn.
(3).
(A). Giấy phép bắt buộc theo Điều này bao gồm quyền của người được cấp phép bắt buộc về việc phân phối hoặc cho phép phân phối bản ghi của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu thông qua các phương tiện truyền kỹ thuật số mà cấu thành việc phổ biến bản ghi kỹ thuật số, không phân biệt truyền kỹ thuật số này cũng là trình diễn công cộng bản ghi âm theo Điều 106(6) của Điều luật này hoặc bất kỳ tác phẩm âm nhạc phi sân khấu trong bản ghi âm đó theo Điều 106(4) của Điều luật này hay không. Đối với mọi phổ biến bản ghi kỹ thuật số thông qua hoặc theo sự cho phép của người được cấp giấy phép bắt buộc:
(i). Vào hoặc trước ngày 31/12/1997, nhuận bút phải thanh toán bởi người được cấp giấy phép bắt buộc sẽ là mức nhuận bút quy định tại Điểm (2) và Chương 8 của Điều luật này; và
(ii). Vào hoặc sau ngày 1/1/1998, nhuận bút phải thanh toán bởi người được cấp phép bắt buộc sẽ là mức nhuận bút quy định tại Đoạn (B) tới Đoạn (F) và Chương 8 của Điều luật này.
(B). Không trái với bất kỳ quy định nào của Luật chống độc quyền, bất kỳ chủ sở hữu quyền tác giả nào của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu và bất kỳ người nào được quyền có giấy phép bắt buộc theo Khoản (a)(1) có thể thoả thuận và chấp thuận về các điều khoản và tỷ lệ thanh toán nhuận bút theo Đoạn này và phần phân chia các khoản lệ phí được thanh toán giữa các chủ sở hữu quyền tác giả, và có thể chỉ định các đại diện chung để thoả thuận, chấp thuận, thanh toán hoặc nhận các khoản thanh toán nhuận bút đó. Việc uỷ quyền thoả thuận về các điều khoản và tỷ lệ thanh toán nhuận bút này bao hàm, nhưng không hạn chế, uỷ quyền thoả thuận về năm mà trong năm đó các tỷ lệ nhuận bút được quy định tại Đoạn (B) tới (F) và Chương 8 Điều luật này sẽ được tiếp tục xác định.
(C). Trong khoảng thời gian từ 30/6/1996 tới 31/12/1996, Thư viện Quốc hội sẽ đưa ra một thông báo được công bố tại Cơ quan đăng ký Liên bang sự bắt đầu của các tiến trình thoả thuận tự nguyện để xác định các điều khoản và tỷ lệ thanh toán nhuận bút hợp lý đối với các hoạt động quy định tại Đoạn (a) trong khoảng thời gian bắt đầu từ 1/1/1998 và kết thúc vào ngày có hiệu lực của các điều khoản và tỷ lệ thanh toán nhuận bút mới được lập ra theo Đoạn (C), (D) hoặc (F), hoặc ngày khác (liên quan tới chuyển giao bản ghi kỹ thuật số) mà các bên có thể chấp thuận. Các điều khoản và tỷ lệ này sẽ phân biệt giữa:
(i). Chuyển giao bản ghi kỹ thuật số mà việc tái sản xuất hoặc phân phối bản ghi là ngẫu nhiên với truyền mà tạo ra việc chuyển giao bản ghi kỹ thuật số, và
(ii). Mọi việc chuyển giao bản ghi kỹ thuật số nói chung.

Bất kỳ chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm âm nhạc phi sân khấu nào và bất kỳ người nào được quyền có giấy phép bắt buộc theo Khoản(a)(1) có thể đệ trình lên Thư viện Quốc hội các giấy phép về các hoạt động đó. Các bên đối với từng tiến trình thoả thuận sẽ tự gánh chịu các chi phí của mình.

(D). Trong trường hợp không có giấy phép thoả thuận được thương lượng theo Đoạn (B) và (C), vào lúc nộp đơn theo Điều 803(a)(1), Thư viện Quốc hội sẽ, phù hợp với Chương 8, triệu tập Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả để xác định và công bố tại Cơ quan đăng ký Liên bang Bảng tỷ lệ và các điều khoản mà, tuỳ thuộc vào Đoạn (e), sẽ ràng buộc tất cả các chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu và những người được quyền có giấy phép bắt buộc theo Khoản (a)(1) trong khoảng thời gian bắt đầu từ 1/1/1998 và kết thúc vào ngày có hiệu lực của bất kỳ các điều khoản và tỷ lệ mới nào được lập ra theo Đoạn (C), (D) hoặc (F), hoặc ngày khác (liên quan đến việc truyền bản ghi) mà có thể được quyết định theo Đoạn (B) và (C). Các điều khoản và tỷ lệ này sẽ phân biệt giữa:
(i). Các chuyển giao bản ghi kỹ thuật số khác nhau mà việc tái sản xuất hoặc phân phối bản ghi là ngẫu nhiên với truyền mà tạo ra việc chuyển giao bản ghi kỹ thuật số, và
(ii). Mọi việc chuyển giao bản ghi kỹ thuật số nói chung.

Ngoài mục đích quy định tại Điều 801(b)(1), trong việc lập ra tỷ lệ và các điều khoản, Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả có thể xem xét các tỷ lệ và điều khoản các thoả thuận giấy phép tự nguyện được thương lượng theo quy định tại Đoạn (B) và (C). Các tỷ lệ nhuận bút phải thanh toán cho giấy phép bắt buộc đối với chuyển giao bản ghi kỹ thuật số theo Điều này sẽ được lập ra không chịu ảnh hưởng của tập quán và tiền lệ được đưa ra đối với khoản tiền nhuận bút phải thanh toán bởi người được cấp giấy phép bắt buộc đối với các hoạt động chuyển giao bản ghi kỹ thuật số vào hoặc trước ngày 31/12/1997. Thư viện Quốc hội sẽ cũng lập ra những yêu cầu thông qua đó chủ sở hữu quyền tác giả có thể nhận những thông báo hợp lý về việc sử dụng những tác phẩm của họ theo Điều này, và những yêu cầu mà theo đó các báo cáo về việc sử dụng đó sẽ được lưu giữ và được cung cấp bởi những người thực hiện các hoạt động chuyển giao bản ghi kỹ thuật số.

(E).
(i). Các thoả thuận cấp giấy phép tự nguyện được thương lượng vào bất kỳ thời điểm nào giữa một hoặc nhiều chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu và một hoặc nhiều người được quyền có giấy phép bắt buộc theo Khoản (a)(1) sẽ có hiệu lực thay thế bất kỳ quyết định nào của Thư viện Quốc hội. Tuỳ thuộc vào phụ Đoạn (ii), các tỷ lệ nhuận bút được xác định theo Đoạn (B) và (C) hoặc (F) sẽ có hiệu lực thay thế bất kỳ tỷ lệ nhuận bút trái ngược nào quy định trong hợp đồng mà theo đó nghệ sĩ được ghi âm là tác giả của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu cấp giấy phép theo quyền độc quyền của người này đối với tác phẩm âm nhạc đó theo Điều 106(1) và (3) hoặc uỷ thác cho bất kỳ người nào khác cấp giấy phép đối với tác phẩm âm nhạc đó theo Điều 106(1) và (3), cho người mong muốn định hình dưới hình thức thể hiện hữu hình bản ghi âm thể hiện tác phẩm âm nhạc đó.
(ii). Câu thứ hai phụ Đoạn (i) sẽ không áp dụng đối với:
(I). Hợp đồng có hiệu lực vào hoặc trước ngày 22/6/1995 và không sửa đổi sau đó nhằm mục đích giảm tỷ lệ nhuận bút được xác định theo Đoạn (C), (D) hoặc (F) hoặc nhằm mục đích tăng số lượng tác phẩm âm nhạc trong phạm vi áp dụng của hợp đồng bởi tỷ lệ được giảm xuống đó, ngoại trừ nếu hợp đồng có hiệu lực vào hoặc trước ngày 22/6/1995, được sửa đổi sau đó nhằm mục đích tăng số tác phẩm âm nhạc trong phạm vi áp dụng của hợp đồng, bất kỳ tỷ lệ nhuận bút trái ngược nào quy định trong hợp đồng này sẽ có hiệu lực thay thế các tỷ lệ nhuận bút được xác định theo Đoạn (C), (D) hoặc (F) đối với số lượng tác phẩm âm nhạc trong phạm vi áp dụng của hợp đồng đó như vào ngày 22/6/1995, và
(II). Hợp đồng có hiệu lực sau ngày mà bản ghi âm được định hình dưới hình thức thể hiện vật chất hữu hình theo thể thức chủ ý phát hành thương mại, nếu vào thời điểm mà hợp đồng có hiệu lực, nghệ sĩ được ghi âm giữ lại quyền cấp các giấy phép về tác phẩm âm nhạc đó theo Điều 106(1) và 106(3).
(F). Các thủ tục quy định tại Đoạn (C) và (D) sẽ được lặp lại và quyết định phù hợp với quy chế mà Thư viện Quốc hội sẽ quy định, trong 5 năm tiếp theo sau năm 1997, ngoại trừ các trường hợp mà những năm đó là khác đối với các thủ tục lặp lại và quyết định này thì có thể được xác định theo Đoạn (B) và (C).
(G). Ngoại trừ như quy định tại Điều 1002(2) của Điều luật này, việc chuyển giao bản ghi kỹ thuật số được cấp phép theo Đoạn này sẽ được thực hiện kèm theo các thông tin được mã hoá trong bản ghi âm, nếu có, thông qua hoặc theo sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm đó, thông tin này xác định tiêu đề của bản ghi âm, nghệ sĩ được ghi âm chính người mà trình diễn trong bản ghi âm đó, và các thông tin có liên quan, kể cả các thông tin về các nốt nhạc và lời nhạc.
(H).
(i). Chuyển giao bản ghi kỹ thuật số bản ghi âm có thể bị khởi kiện như một hành vi vi phạm theo Điều 501, và hoàn toàn thuộc đối tượng điều chỉnh của các biện pháp thực thi quy định tại Điều 502 tới 506 và Điều 509, trừ phi:
(I). Chuyển giao bản ghi kỹ thuật số đã được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả bản ghi âm đó; và
(II). Chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm hoặc tổ chức thực hiện chuyển giao bản ghi kỹ thuật số đã có được giấy phép bắt buộc theo Điều này hoặc theo cách khác đã được phép của chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc về việc phân phối hoặc cho phép phân phối, thông qua các phương tiện chuyển giao bản ghi kỹ thuật số, đối với từng tác phẩm âm nhạc thể hiện trong bản ghi âm đó.
(ii). Bất kỳ căn cứ khiếu kiện theo Đoạn này sẽ thêm vào những căn cứ khiếu kiện dành cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phi sân khấu theo Khoản (c)(6) và Điều 106(4) và chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm theo Điều 106(6).
(I). Nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm đối với vi phạm quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu thể hiện trong bản ghi âm đó sẽ được xác định theo Luật được áp dụng, ngoại trừ trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm sẽ không có nghĩa vụ về việc chuyển giao bản ghi âm kỹ thuật số của bên thứ ba nếu người chủ sở hữu quyền tác giả của bản ghi âm này không cấp phép phân phối bản ghi của tác phẩm âm nhạc phi sân khấu đó.
(J). Không điểm nào của Điều 1008 sẽ được diễn giải tới việc ngăn cản thực hiện các quyền và các biện pháp thực thi quy định tại Điểm này, Điểm (6) và Chương 5 đối với việc chuyển giao bản ghi kỹ thuật số, ngoại trừ trường hợp không có hành động nào dẫn chứng là vi phạm quyền tác giả có thể được đưa ra theo Điều luật này chống lại nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối các thiết bị ghi âm kỹ thuật số, phương tiện ghi âm kỹ thuật số, thiết bị ghi âm bán dẫn hoặc phương tiện ghi âm bán dẫn, hoặc chống lại người tiêu dùng, trên cơ sở các hành vi quy định tại Điều này.
(K). Không điểm nào trong Điều này bãi bỏ hoặc hạn chế (i) quyền độc quyền về trình diễn công cộng bản ghi âm hoặc tác phẩm âm nhạc thể hiện trong bản ghi âm đó, kể cả thông qua các phương tiện truyền kỹ thuật số, theo Điều 106(4) và 106(6), (ii) ngoại trừ đối với việc cấp phép bắt buộc theo các điều kiện quy định tại Điều này, các quyền độc quyền về sản xuất và phân phối bản ghi âm và tác phẩm âm nhạc thể hiện trong bản ghi âm đó theo Điều 106(1) và 106(3), kể cả thông qua các phương tiện chuyển giao bản ghi kỹ thuật số, hoặc (iii) bất kỳ quyền nào khác theo bất kỳ quy định theo Điều luật này cũng như các quyền và các biện pháp thực thi tồn tại hoặc là trước hoặc là sau ngày ban hành Luật về quyền trình diễn kỹ thuật số bản ghi âm năm 1995.
(L). Các quy định của Điều này về các hoạt động chuyển giao bản ghi kỹ thuật số sẽ không áp dụng đối với bất kỳ truyền hoặc tái truyền ngoại lệ nào theo Điều 114(d)(1). Các ngoại lệ quy định tại Điều 114(d)(1) không mở rộng hoặc giảm các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả theo Điều 106(1) tới (5) đối với các hoạt động truyền và tái truyền đó.
(4). Giấy phép bắt buộc theo Điều này bao hàm quyền của người tạo ra bản ghi một tác phẩm âm nhạc phi sân khấu theo Khoản (a)(1) để phân phối hoặc cho phép phân phối những bản ghi đó thông qua việc cho thuê, mướn hoặc mượn (hoặc thông qua các hành vi hoặc hành động có bản chất thuê, mướn, mượn). Ngoài ra, cũng áp dụng đối với bất kỳ khoản nhuận bút nào được thanh toán theo Điểm (2) và Chương 8 của Điều luật này, một khoản nhuận bút phải được thanh toán theo giấy phép bắt buộc đối với từng hành vi phân phối bản ghi thông qua hoặc bằng các hành vi có bản chất thuê, mướn hoặc mượn trên cơ sở hoặc theo sự cho phép của giấy phép bắt buộc. Đối với từng tác phẩm âm nhạc phi sân khấu thể hiện trong một bản ghi, nhuận bút sẽ là một phần lợi ích thu được thông qua người được cấp giấy phép bắt buộc từ từng hành vi phân phối bản ghi theo Điểm này tương đương với phần lợi ích thu được thông qua người được cấp giấy phép bắt buộc từ phạm vi phân phối bản ghi theo Điểm (2) sẽ phải thanh toán bởi người được cấp giấy phép bắt buộc theo Điểm này và theo Chương 8. Cơ quan đăng ký bản quyền sẽ ban hành quy định để thực hiện quy định tại Điểm này.
(5). Thanh toán tiền nhuận bút phải được thực hiện vào hoặc trước ngày 20 hàng tháng và sẽ bao gồm tất cả các khoản tiền nhuận bút của tháng trước đó. Tiền thanh toán mỗi tháng phải được thực hiện trên cơ sở tuyên thệ và sẽ phải tuân thủ các yêu cầu mà cơ quan đăng ký quy định trong quy chế. Cơ quan đăng ký cũng đưa ra các quy định theo đó nêu chi tiết về bản quyết toán tài chính lưu hàng năm, được xác nhận bởi một tổ chức kiểm toán, và sẽ được nộp cho từng giấy phép bắt buộc theo Điều này. Các quy định đó bao gồm cả bản quyết toán tài chính hàng tháng và hàng năm sẽ ấn định hình thức, nội dung và cách thức xác nhận về số lượng bản ghi đã tạo ra và số lượng bản ghi đã phân phối.
(6). Nếu người chủ sở hữu quyền tác giả không nhận được tiền thanh toán hàng tháng và bản quyết toán tài chính hàng tháng và hàng năm, khi đó người chủ sở hữu này có thể gửi một bản thông báo bằng văn bản tới người được cấp giấy phép bắt buộc là trừ phi các khoản tiền đó được thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày của thông báo, giấy phép bắt buộc sẽ tự động chấm dứt. Sự chấm dứt này có thể đưa ra hoặc là đối với hành vi tạo hoặc là đối với hành vi phân phối hoặc là đối với cả hai hành vi đó trên tất cả các bản ghi mà tiền nhuận bút đã không được thanh toán ra khởi kiện như một hành vi vi phạm theo Điều 501 và hoàn toàn thuộc đối tượng của các biện pháp thực thi quy định tại Điều 502 tới 506 và Điều 509.
(d). Định nghĩa: như được sử dụng trong Điều này, các thuật ngữ sau có định nghĩa như sau:
  • "Chuyển giao bản ghi kỹ thuật số" là sự chuyển giao cá nhân vào bản ghi kỹ thuật số thông qua việc truyền kỹ thuật số bản ghi âm mà kết quả là việc tái sản xuất bản sao riêng có thể thực hiện được bởi hoặc do bất kỳ người thu truyền bản ghi của bản ghi âm đó không phụ thuộc vào việc truyền kỹ thuật số này có đồng thời là trình diễn công cộng bản ghi âm hoặc bất kỳ tác phẩm âm nhạc phi sân khấu nào được thể hiện trong bản ghi âm đó hay không. Chuyển giao bản ghi kỹ thuật số không phải là kết quả từ một thời điểm thực tế, truyền có thu tiền đặt trước phi tương hỗ bản ghi âm mà không một hành vi sao chép bản ghi âm hoặc tác phẩm âm nhạc thể hiện trong bản ghi âm đó được thực hiện từ sự khởi đầu của truyền đó cho tới khi thu chúng của người thu truyền đó nhằm mục đích tạo ra việc nghe được bản ghi âm.