Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ/Chương 8/Điều 802

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
của Chính phủ Hoa Kỳ, do Cục Bản quyền tác giả dịch
Điều 802. Thành viên và các thủ tục tại ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả

Điều 802: Thành viên và thủ tục của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả

(a). Thành phần của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả: một Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả sẽ gồm 3 trọng tài viên được chọn bởi Thư viện Quốc hội theo quy định của Khoản (b).

(b). Lựa chọn của Ban Trọng tài: trong vòng 10 ngày sau khi công bố thông báo tại Văn phòng đăng ký Liên bang về bắt đầu tiến trình trọng tài theo Điều 803, và phù hợp với các thủ tục được quy định bởi Cơ quan đăng ký bản quyền, Thư viện Quốc hội, theo đề nghị của Cơ quan đăng ký bản quyền, sẽ chọn 2 trọng tài viên từ danh sách cung cấp bởi Hiệp hội Trọng tài. Phẩm chất của các trọng tài sẽ bao gồm kinh nghiệm trong việc tiến hành các thủ tục trọng tài và khả năng quyết định và giải quyết tranh chấp, và bất kỳ phẩm chất nào khác mà Thư viện Quốc hội theo đề nghị của Cơ quan đăng ký bản quyền sẽ chấp thuận theo quy chế. Hai trọng tài viên được chọn như vậy trong vòng 10 ngày kể từ ngày họ được chọn sẽ đề cử trọng tài thứ ban từ cùng danh sách, người mà sẽ giữ vị trí là chủ tịch của các trọng tài. Nếu hai trọng tài không thoả thuận được với nhau về việc đề cử trọng tại thứ ba, Thư viện Quốc hội sẽ trực tiếp đề cử trọng tài thứ ba. Thư viện Quốc hội, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan đăng ký bản quyền, sẽ banh hành ra quy chế về các nguyên tắc chỉ đạo mà sẽ điều chỉnh các trọng tài viên và các thủ tục tố tụng theo quy định tại Chương này.

(c). Thủ tục tố tụng trọng tài: các Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng, tuỳ thuộc vào Mục II Chương 5 của Điều luật số 5, trong việc đưa ra quyết định của mình để thực hiện các mục tiêu nêu tại Điều 801. Các Ban trọng tài sẽ hành động trên cơ sở hoàn toàn là các biên bản viết, các quyết định của Cơ quan xét sử tiền nhuận bút quyền tác giả trước đó, các quyết định của Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả trước đây và trên cơ sở các quy định của Thư viện Quốc hội theo Điều 801(c). Bất kỳ chủ sở hữu bản quyền mà đòi hưởng nhuận bút theo Điều 111, 114, 116, hoặc 119, bất kỳ người nào được quyền hưởng giấy phép bắt buộc theo Điều 114(d), bất kỳ người nào được quyền hưởng giấy phép bắt buộc theo Điều 115, hoặc bất kỳ bên có lợi ích từ quyền tác giả nào mà đòi được hưởng nhuận bút theo Điều 1006, có thể đề trình những thông tin thích hợp và các đề nghị lên các Ban Trọng tài theo các thủ tục tố tụng được áp dụng đối với Chủ sở hữu bản quyền, hoặc các bên có lợi ích từ quyền tác giả đó và bất kỳ người nào khác tham gia vào các thủ tục tố tụng trọng tài có thể đệ trình các thông tin thích hợp và các đề nghị đó tới Ban trọng tài tiến hành thủ tục đó. Trong các bước tiến hành các thủ tục tố tụng, các bên đối với tiến trình này sẽ phải chịu các chi phí tham gia tiến trình đó theo các cách thức và tỷ lệ mà Ban Trọng tài sẽ hướng dẫn. Trong từng phần tố tụng, các bên sẽ phải chịu chi phí với tỷ lệ trực tiếp đối với phần tham gia của họ.

(d). Thủ tục: có hiệu lực vào ngày ban hành của Luật cải tổ cơ quan xét xử nhuận bút quyền tác giả năm 1993, Thư viện Quốc hội sẽ thông qua các quy định và quy chế nêu tại Chương 3 của Điều luật số 37 của Bộ luật các quy chế Liên ban để điều chỉnh các tiến trình tố tụng theo Chương này. Các quy định và quy chế này sẽ duy trì hiệu lực trừ phi và cho tới khi Thư viện Quốc hội, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan đăng ký bản quyền thông qua quy chế sửa đổi bổ sung theo Mục II của Chương 5 Điều luật số 5.

(e). Báo cáo tới Thư viện Quốc hội: không muộn hơn 180 ngày sau khi công bố thông báo tại Văn phòng đăng ký Liên bang về việc bắt đầu các tiến trình trọng tài, Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả tiến hành tiến trình đó sẽ phải báo cáo tới Thư viện Quốc hội quyết định của mình liên quan đến mức lệ phí nhuận bút hoặc sự phân chia các khoản lệ phí nhuận bút trong trường hợp có thể có quyết định như vậy. Báo cáo này được gửi kèm theo biên bản viết và sẽ nêu các chứng cứ mà Ban trọng tài thấy là phù hợp với quyết định.

(f). Hành động của Thư viện Quốc hội: trong vòng 60 ngày sau khi nhận được thông báo của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả theo Khoản (e), Thư viện Quốc hội theo đề nghị của Cơ quan đăng ký quyền tác giả, sẽ phê chuẩn hoặc bãi bỏ quyết định của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả. Thư viện sẽ phê chuẩn quyết định của Ban Trọng tài trừ phi Thư viện thấy là quyết định đó là trái ngược hoặc mâu thuẫn với các quy định được áp dụng của Điều luật này. Nếu Thư viện bãi bỏ quyết định của Ban trọng tài, Thư viện, trước khi kết thúc thời hạn 60 ngày, và sau khi xem xét toàn bộ biên bản được lập ra trong tiến trình tố tụng trọng tài, sẽ ban hành quyết định đặt ra mức lệ phí nhuận bút và việc phân chia các khoản lệ phí đó trong trường hợp có thể có quyết định như vậy. Thư viện sẽ thực hiện việc công bố tại Văn phòng đăng ký Liên bang quyết định của Ban Trọng tài và quyết định của Thư viện (bao hàm quyết định được ban hành theo tiến trình của vụ việc). Thư viện Quốc hội cũng sẽ đưa báo cáo của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả và các biên bản kèm theo cho công chúng kiển tra và sao chép.

(g). Thủ tục phúc thẩm: bất kỳ quyết định của Thư viện Quốc hội nào theo Khoản (f) liên quan đến quyết định của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả có thể bị kháng nghị bởi bất kỳ bên thua thiệt nào mà có thể phải chịu theo quyết định đó tới toà án kháng nghị Quận Columnia trong vòng 30 ngày sau khi công bố quyết định đó tại Văn phòng đăng ký Liên bang. Nếu không có kháng nghị được đưa ra trong thời hạn 30 ngày đó, quyết định của Thư viện sẽ là quyết định cuối cùng (trung thẩm), và khoản lệ phí nhuận bút hoặc quyết định về việc phân chia các khoản lệ phí tuỳ trường hợp có thể, sẽ có hiệu lực như được nêu trong quyết định đó. Trong khi giải quyết kháng nghị theo Khoản này sẽ không giải toả các bên khỏi nghĩa vụ đối với việc thực hiện thanh toán nhuận bút theo Điều 111, 114, 115, 116, 118, 119 hoặc 1003 các bên chịu ảnh hưởng của quyết định trong kháng nghị đối với việc nộp các báo cáo tài chính và các khoản lệ phí nhuận bút quy định trong các Điều đó. Toà án này sẽ có phán quyết sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định của Thư viện chỉ khi toà thấy rằng, trên cơ sở của các báo cáo trước Thư viện, Thư viện đã hành động theo phương thức bất cẩn. Nếu toà án này sửa đổi quyết định của Thư viện, Toà án sẽ có phán quyết đối với việc đưa ra quyết định của chính Toà án đối với khoản lệ phí hoặc sự phân chia các khoản lệ phí đó và các chi phí, phán quyết về lệnh hoàn trả bất kỳ khoản lệ phí vượt quá nào, và phán quyết về lệnh thanh toán bất kỳ khoản lệ phí chưa thanh toán và lãi suất từ các khoản lệ phí chưa thanh toán đó trên cơ sở phán quyết trung thẩm của Toà. Toà án này có thể huỷ bỏ các quyết định khác của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả và chuyển vụ án tới Thư viện theo tiến trình trọng tài phù hợp với Khoản (c).

(h). Các vấn đề quản lý hành chính:

(1). Khấu trừ các chi phí từ các khoản lệ phí nhuận bút: Thư viện Quốc hội và Cơ quan đăng ký bản quyền có thể trong phạm vi không nằm ngoài quy định tại Điều luật này, khấu trừ từ các khoản lệ phí nhuận bút được nộp hoặc được thu theo Điều luật này các chi phí hợp lý mà Thư viện hoặc Cơ quan đăng ký phải chịu theo Chương này. Việc khấu trừ này có thể được thực hiện trước khi các khoản lệ phí nhuận bút được phân chia cho các chủ sở hữu quyền tác giả có yêu cầu. Nếu khoản tiền nhuận bút này không có để khấu trừ từ đó cho các chi phí của Thư viện và Cơ quan đăng ký, các cơ quan này có thể định mức chi phí hợp lý của mình trực tiếp cho các bên trên cơ sở phù hợp với chi phí cho tiến trình trọng tài thích hợp.
(2). Các vị trí yêu cầu đối với việc quản lý hành chính của việc cấp phép bắt buộc: Điều 307 của Luật về Uỷ ban lập pháp năm 1994 sẽ không áp dụng đối với các vị trí nhân sự trong Thư viện Quốc hội được đặt ra nhằm đáp ứng mục đích thực hiện Điều 111, 114, 115, 116, 118 hoặc 119 hoặc Chương 10.