Biên dịch:Nam Ông mộng lục/Thiên 28

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Thi triệu dư khương

詩兆餘慶
Thi triệu dư khương

澄太父之外祖曰阮公,諱聖訓,事陳仁王為中書侍郎,性甚仁厚,少年登高科,最能詩,當時無敵,後人稱為"南方詩祖"。嘗有《田園漫興詩》,其一聯云
巢鳥寄林休伐木,
蟻封在地未耕田。
識者歎其仁心及物,必有餘慶

Trừng đại phụ chí ngoại tổ viết Nguyễn công, húy Thánh Huấn, sự Trần Nhân Vương vi Trung thư thị lang. Tính thậm nhân hậu. Thiếu niên đăng cao khoa, tối năng thí, đương thời vô địch, hậu nhân xưng vi "Nam phương thi tổ". Thường hữu "Điền viên mạn hứng thi", kỳ nhất liên vân
Sào điểu ký lâm hưu phạt mộc,
Nghi phong tại địa vị canh điền.
Thức giả thán kỳ nhân tâm cập vật tất hữu dư khương.


後其女配我曾祖,生太父,及陳明王次妃。妃生,藝王卒,有贈典尊榮門閥,昌盛之福,果如識者所言,其兆先見于此詩乎?以至四世外孫,如澄,今者出自幽谷,遷于喬木,溝斷之餘,濫同成器,豈非先人之澤未割?乃得生逢聖世,深沐堯仁,而有此奇遇也歟!

 Hậu kỳ nữ phối ngã tằng tổ, sinh đại phụ cập Trần Minh Vương thứ phi. Phi sinh Nghệ Vương. Tốt hữu tặng điển tôn vinh môn phiệt, xương thịnh chi phúc quả như thức giả sở ngôn, kỳ triệu tiên kiến ư thử thi hồ ? Dĩ chí tứ thế ngoại tôn như Trừng kim giả, xuất tự u cốc, thiên vu kiều mộc, càn đoạn chi dư lạm đồng thành khí, khởi phi tiên nhân chi trạch vị cát, nãi đắc sinh phùng thành thế, thâm mộc Nghiêu nhân, nhi hữu thử kỳ ngộ dã dư ?

Dịch nghĩa[sửa]

Điềm thơ để phúc trạch về sau


Ông ngoại của đại phụ Trừng[1] là Nguyễn công, húy Thánh Huấn, thờ Trần Nhân Vương, làm Trung thư thị lang. Tính rất nhân hậu. Còn trẻ đã thi đỗ cao, cực hay thơ, đương thời vô địch, người sau gọi là "Thi tổ phương Nam". Từng có thơ "Điền viên mạn hứng", có một liên rằng

Tổ chim gửi rừng, ngừng chặt gỗ,
Ổ kiến dưới đất, chưa cày ruộng.

Thức giả khen lòng nhân đến cả loài vật, ắt để phúc cho con cháu. Sau, gả con gái cho tằng tổ[2] tôi, sinh đại phụ tôi và bà thứ phi Trần Minh Vương. Bà phi sinh Nghệ Vương. Lúc mất, phong tặng tổ tiên theo điển "tôn vinh môn phiệt", phúc thịnh ấy quả đúng như lời thức giả nói, nó đã hiện trước trong thơ trên chăng ? Cho đến cháu ngoại bốn đời như Trừng nay, "ra tự hang sâu, dời đến cây cao"[3], một khúc rãnh thừa cũng thành khí[4], chẳng phải do phúc trạch của tiên nhân chưa dứt, mới được sinh gặp triều thánh, tắm gội nhân Nghiêu, mà có duyên kỳ ngộ này ư ?

   




Chú thích

  1. Tức ông nội của Hồ Nguyên Trừng, cha Hồ Quý Ly
  2. Tằng tổ là cụ nội
  3. Thơ Phạt mộc, Tiểu nhã, Kinh Thi
  4. Khí tức vật có ích