Nghị quyết của Ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc gửi điện văn cho Chính phủ và Quốc hội các nước đã công nhận Chính phủ ta và một số công tác trong thời gian tới

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết của Ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc gửi điện văn cho Chính phủ và Quốc hội các nước đã công nhận Chính phủ ta và một số công tác trong thời gian tới  (1950) 
Ban Thường trực Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 8 tháng 2 năm 1950 và hết hiệu lực ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Có các cụ: Tôn Đức Thắng, Quyền trưởng ban,

Cụ: Phạm Bá Trực, Phó trưởng ban,

Ông: Dương Đức Hiền, Uỷ viên quyền Tổng thư ký,

Ông: Trần Huy Liệu, Uỷ viên (vắng mặt có lý do).

QUYẾT NGHỊ:

Để thi hành những quyết nghị của Hội nghị Ban Thường trực ngày 6, 7 tháng 2 năm 1950, Ban Thường vụ đã quyết nghị những việc sau đây:

1- Thảo thêm các điện văn gửi Quốc hội và nhân dân các nước mới công nhận Chính phủ ta.

Cụ Tôn Đức Thắng đề nghị gửi một điện cho nhân dân Pháp.

2- Xin Chính phủ bản thuyết trình thành văn của ông Phó thủ tướng.

3- Xin Chính phủ từ đây sẽ gửi những dự án sắc lệnh đến sớm trước khi Hội đồng Chính phủ để Ban Thường trực Quốc hội đủ thì giờ tham khảo.

4- Xin Chính phủ bản quyết nghị về hội nghị kháng chiến hành chính toàn quốc.

5- Xin Chính phủ bản sao sắc lệnh và kế hoạch tổng động viên dân lực.

6- ông Dương Đức Hiền sẽ gặp Hội đồng tư luật để nghiên cứu công việc tư luật

- Hỏi thành phần ban tư luật hiện thời,

- Cách làm việc,

- Những kết quả.

7- Liên lạc với các đại biểu Quốc hội:

- Báo cáo đều kỳ công việc của Ban Thường trực Quốc hội cho các đại biểu,

- Liên lạc với các đại biểu bằng thư từ,

- Các đại biểu báo cáo cho Ban Thường trực Quốc hội tình hình và nguyện vọng của nhân dân.

8- Việc họp các đại biểu hiện ở Liên khu Việt Bắc (ghi nhớ)

9- Đối với các đại biểu ở các địa phương xa (ghi nhớ)

10- Tiếp tục lấy danh sách và địa chỉ các đại biểu Quốc hội Văn phòng phụ trách.

11- Liên lạc với quốc tế:

- Tổ chức phái đoàn Quốc hội đi ngoại quốc (ghi nhớ)

- In Hiến pháp để làm tặng phẩm. In thêm 2.000 cuốn tiếng Việt Nam, giấy thường, khổ nhỏ để phổ biến trong nước. Văn phòng phụ trách.

- Tài liệu Quốc hội và kháng chiến. Tiếp tục làm.

12- Thông tri cho hai Bộ Nội vụ và Tư pháp biết quyết định tước quyền bất khả xâm phạm của các đại biểu Quốc hội tự ý vào vùng địch.

13- Tổ chức lại văn phòng. Ông Nguyễn Tấn Gi Trọng, Chánh văn phòng sẽ phụ trách làm dự án tổ chức văn phòng và sự chi phí về vật liệu.

14- Ngân sách: Văn phòng phụ trách dự thảo.

15- Thanh toán viên: ông Nguyễn Tấn Gi Trọng.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".