Nghị quyết của Ban Thường trực Quốc hội Việt Nam về việc quy định số đại biểu Quốc hội được bầu, số đơn vị bầu cử và số đại biểu dân tộc thiểu số được bầu ở các địa phương

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết của Ban Thường trực Quốc hội Việt Nam về việc quy định số đại biểu Quốc hội được bầu, số đơn vị bầu cử và số đại biểu dân tộc thiểu số được bầu ở các địa phương  (1960) 
Ban Thường trực Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được thông qua ngày 2 tháng 3 năm 1960.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội kỳ họp thứ 11 về việc thi hành Hiến pháp;

Căn cứ Điều 12 và 14 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1[sửa]

Quy định số đại biểu Quốc hội được bầu, số đơn vị bầu cử, số đại biểu dân tộc thiểu số được bầu ở mỗi địa phương như sau:

STT Tên địa phương Tổng số đại biểu được bầu (1) Số đơn vị bầu cử Số đại biểu dân tộc thiểu số được bầu Bị chú
1 Khu tự trị Thái Mèo 12 1 10 (1) Số đại biểu được bầu bao gồm cả số đại biểu dân tộc thiểu số
2 Lạng Sơn 5 1 4
3 Cao Bằng 6 1 5
4 Bắc Kạn 3 1 3
5 Thái Nguyên 7 1 4
6 Tuyên Quang 4 1 3
7 Hà Giang 5 1 4
8 Lào Kay 4 1 3
9 Yên Bái 3 1 2
10 Phú Thọ 11 1 1
11 Vĩnh Phúc 11 1 0
12 Bắc Ninh 10 1 0
13 Bắc Giang 10 1 0
14 Hải Ninh 4 1 3
15 Hải Dương 18 2 0
16 Kiến An 8 1 0
17 Hưng Yên 12 1 0
18 Thái Bình 23 2 0
19 Hòa Bình 5 1 4
20 Hà Đông 17 2 0
21 Sơn Tây 7 1 0
22 Hà Nam 9 1 0
23 Nam Định 22 2 0
24 Ninh Bình 9 1 0
25 Thanh Hóa 31 3 4
26 Nghệ An 25 3 3
27 Hà Tĩnh 14 1 0
28 Quảng Bình 6 1 0
29 Vĩnh Linh 3 1 1
30 Hồng Quảng 6 1 0
31 Hải Phòng 13 1 0
32 Hà Nội 30 3 0
Tổng cộng : 353 42 55

Điều 2[sửa]

Các Uỷ ban hành chính tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Đông, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, thành phố Hà Nội, căn cứ theo Điều 1 của Quyết định trên mà định việc phân chia các đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội cho mỗi đơn vị cho thích hợp với tình hình địa lý và dân số ở địa phương mình và báo cáo đến Ban Thường trực Quốc hội trước ngày 15-3-1960.

Điều 3[sửa]

Bản quy định này dựa vào tình hình nhân khẩu theo số liệu chính thức hiện có. Sau khi tiến hành điều tra dân số, nếu thấy số nhân khẩu tăng lên đến mức cần thiết phải tăng thêm số đại biểu thì Ban Thường trực Quốc hội sẽ xét và quyết định.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".