Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc mở rộng thành phố Hà Nội

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc mở rộng thành phố Hà Nội  (1961) 
của Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 20 tháng 4 năm 1961.

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về sự cần thiết phải mở rộng thành phố Hà Nội và về những khu vực cần mở rộng,

QUYẾT NGHỊ:

Phê chuẩn việc mở rộng thành phố Hà Nội và sát nhập vào thành phố Hà Nội những khu vực sau đây thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên :

1/ 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông : Xã Tân Dân, xã Tân Tiến, xã Trung Kiên, xã Minh Khai, xã Trần Phú của huyện Đan Phượng; xã Hữu Hưng, xã Cương Kiên, xã Xuân Phương, thôn Tu Hoàng, thôn Miếu Nha của huyện Hoài Đức; thôn Ngọc Trục của thị xã Hoà đông; xã Thanh Liệt, xã Hoàng Liệt, xã Tam Hiệp, xã Tứ hiệp, xã Ngũ Hiệp, xã Yên Mỹ, xã Duyên Hà, xã Đại Hưng, xã Đồng Mỹ, xã Vạn Phúc, thôn Lưu Phái, thôn Triều Khúc, thôn Yên Xá, thị trấn Văn Điển của huyện Thanh Trì.

2/ 29 xã và thị trấn thuộc tỉnh Bắc Ninh : Cả huyện Gia Lâm gồn 15 xã ; xã Liên Hà, xã Vân Hà, xã Dục Tú, xã Quang Trung, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, xã Tiền Phong, xã Đình Xuyên, xã Dương Hà, xã Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên của huyện Từ Sơn; xã Phù đổng, xã Trung Hưng của huyện Tiên Du xã Đức Thắng, xã Chiến Thắng của huyện Thuận Thành.

3/ 17 xã và một nửa thôn của tỉnh Vĩnh Phúc : cả huyện Đông Anh gồm 16 xã; xã Kim Chung của huyện Yên Lãng; nửa thôn Phù Lỗ đoài về phía Nam sông Cà-lồ của huyện Kim Anh.

4/ 1 xã thuộc tỉnh Hưng Yên : Xã Văn Đức của huyện Văn Giang.

Quốc hội giao cho Chính phủ tiến hành những công việc cần thiết để thực hiện Nghị quyết này.


Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1961.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".