Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1966

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (1966) 
của Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 22 tháng 4 năm 1966.

Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới.

Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:

1- Nghị quyết số 103 ngày 21 tháng 4 năm 1965 về việc:

- Hợp nhất hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Bắc Thái.

- Hợp nhất hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà;

- Hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây;

- Sáp nhập xã An Hoà thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiền Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

2- Nghị quyết số 105 ngày 21 tháng 4 năm 1965 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1963.

3- Nghị quyết số 142 ngày 10 tháng 8 năm 1965 về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân năm 1965.

4- Nghị quyết số 380 ngày 25 tháng 11 năm 1965 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1964.

5- Nghị quyết số 200 ngày 18 tháng 1 năm 1966 về việc ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp.

6- Nghị quyết số 201 ngày 18 tháng 1 năm 1966 về việc tiếp tục thi hành thuế nông nghiệp theo nghị quyết số 213 NQ/TVQH ngày 18 tháng 12 năm 1963 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đến hết năm 1967.


Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 4 năm 1966.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".