Thảo luận Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang nhà Nhật trình Đóng góp Tuần tra Trò chuyện

Welcome to Minh Huy's user page.
    Minh Huy

Cộng tác trong Tháng

Công việc cộng tác của Tháng này là chuyển thành văn bản bộ sách...
Nho giáo Quyển 1 của Trần Trọng Kim.

Vừa rồi: Phan Khôi: xem tiến triển!
Xin mời các thành viên quan tâm bổ sung các tác phẩm này cho Wikisource. Xin cảm ơn.

Tác phẩm cần Hiệu đính của Tháng
Như Tây nhựt trình của

Trương Minh Ký.

Lần trước: Tôn Ngô binh pháp
Mời các thành viên quan tâm hiệu đính tác phẩm để nâng cao sự toàn vẹn và tin cậy của Wikisource.

Hoan nghênh bạn đến với Wikisource!
Giờ thì bạn đã đến đây, chắc bạn đang thắc mắc...

Xin chào! Cảm ơn bạn đã tham gia Wikisource; chúng tôi rất là vui vì bạn đã ghé thăm và bắt tay sửa đổi. Chúng tôi chỉ là một cộng đồng rất non trẻ chỉ vài chục người, nhưng được sự giúp đỡ vô tận từ những người ghé qua. Dám cá là bạn đang không biết chúng tôi xem bạn thuộc thành phần nào trên hai thành phần đó...ừ thì điều đó tùy thuộc vào bạn thôi.

Bạn sẽ thấy chúng tôi là một góc nhỏ riêng biệt của Quỹ Wikimedia, miễn nhiễm với đủ loại tranh luận, tranh cãi hay các kiểu vi phạm quy định mà bạn hay thấy ở dự án khác. Thật lòng mà nói, vì chúng tôi chủ yếu đăng lại chính xác những gì người khác đã từng viết ra, thì ngại gì những vấn đề kiểu như "tính trung lập". Vả lại, nếu một bài diễn văn do Adolf Hitler viết nên đầy kích động và thiên lệch...thì chẳng phải đó là mục đích của bài diễn văn đó sao?

Nếu bạn đang tìm một chủ đề nào đó, bạn có thể thấy nó tại Wikisource:Tác phẩm, dù nó là Wikisource:Phật giáo hay Wikisource:Truyện tiếu lâm. Để xem qua thể loại, tốt nhất là xem các thể loại kiểu như Thể loại:Thơ hay Thể loại:Tiểu thuyết. Tất nhiên, nếu bạn biết tên tác gia, cách dễ nhất đó là vào ngay "Tác gia:Nguyễn Trãi" sẽ thấy được tất cả những gì ông từng viết (hoặc được viết về ông!).

Cơ hội ở đây là, bạn rất thích một chủ đề nào đó mà chúng tôi thì chưa có nhiều...vậy thì, đây là cách thay đổi điều đó!

Vậy là, tác gia hay chủ đề bạn ưa thích không có nhiều hoặc chưa đủ trên dự án? Miễn là bạn chắc cú rằng văn kiện phù hợp với tiêu chuẩn Phạm vi công cộng, bạn có thể tự tay đưa nó vào ngay! (Cũng như mọi luật chơi, đó chỉ là những chỉ dẫn cơ bản, nếu bạn thấy có ngoại lệ, cứ hỏi một bảo quản viên để được giúp)

Nếu văn kiện chưa có trên này, chỉ cần gõ tên nó vào dưới là nó sẽ đưa bạn đến trang sửa đổi để bạn bắt tay vào làm! Nhớ đừng quên thêm {{chưa có đầu đề}} vào đầu trang, rồi bỏ thể loại vào để mọi người còn kiếm ra nó mà đọc.


Nếu bạn chẳng nghĩ ra được thứ gì để cải thiện Wikisource, vậy sao không xem thử Wikisource:Văn kiện tôn giáo, Wikisource:Chiến tranh hay Wikisource:Văn kiện theo Quốc gia để lấy ý tưởng? Đừng quên đặt những đóng góp của bạn vào các trang đó để mà người khác có thể đọc chúng!

Đọc khi nào muốn, đọc cách mình muốn
Đến và gặp gỡ mọi người

Nếu bạn đã nhấn tới tab này rồi, thì bạn chắc vẫn muốn bỏ thêm vài giờ để làm quen với thư viện của chúng ta. Nó chưa được hoàn hảo đâu bạn à, đâu đó vẫn còn lỗi chính tả hay văn kiện sắp xếp chưa đúng. Hãy giúp chúng tôi, báo cho chúng tôi biết, hoặc tự mình sửa lấy!

Nếu bạn thấy chán và chỉ muốn nhặt cây chổi lên dọn dẹp, thì đây, có nhiều thứ cần phải dọn lắm. Tác phẩm thiếu bản mẫu đầu đề chẳng hạn là những nơi rất tuyệt để bắt đầu!

Giúp chúng tôi
----minhhuy*=talk-butions 14:51, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Hình ảnh[sửa]

Chào Huy, tất cả các hình ảnh sử dụng ở Wikisource đều phải được tải lên Commons, không được tải trực tiếp lên Wikisource vì Wikisource chỉ chấp nhận nội dung tự do, không chấp nhận sử dụng hợp lý, mời bạn xem Trợ giúp:Thêm hình ảnhWikisource:Quy định về bản quyền#Sử dụng hợp lý. Tranminh360 (thảo luận) 08:30, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Wikisource có bản mẫu {{chờ xóa}} rồi. Tranminh360 (thảo luận) 08:40, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Bạn hãy cung cấp thông tin về dịch giả Huỳnh Lý tại trang Tác gia:Huỳnh Lý nhé (Wikisource chỉ có không gian Tác gia thôi, nên không cần đổi hướng đến Tác giả làm gì). Tranminh360 (thảo luận) 08:51, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ít nhất cũng phải biết năm mất của ông ta chứ, vì nếu ông ấy chưa mất quá 50 năm thì là vi phạm bản quyền đối với bản dịch rồi. Bài xem lại nhé. Tranminh360 (thảo luận) 09:32, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ủa, vậy nếu không rõ thông tin dịch giả thì tại sao Huy lại dùng thẻ quyền {{PVCC-Việt Nam}} cho bản dịch Không gia đình? Huy đã chắc bản dịch hết hạn bản quyền ở VN chưa? Tranminh360 (thảo luận) 09:42, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Hai không gian Mục lụcTrang là 2 không gian tên cần thiết để có thể kích hoạt bộ mở rộng Proofread mà Wikimedia dành cho tất cả các dự án Wikisource. Một cách tóm tắt, với nó, ta sẽ có thể tải lên các trang văn bản scan ở định dạng .djVu để hệ thống tự quét chữ và đưa vào Wikisource. Ta chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là so sánh 2 bản để chỉnh sửa nếu có lỗi. Bạn cứ xem Việt Nam sử lượcU tình lục thì biết. Tranminh360 (thảo luận) 14:47, ngày 24 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đinh Quang Minh[sửa]

Hello Huy!Có nhớ tôi ko?--Đinh Quang Minh (thảo luận) 14:18, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Khác biệt giữa Wikipedia và Wikisource[sửa]

Bạn có lẽ cũng nhận thấy Wikisource khác khá nhiều so với Wikipedia. Mục đích khác, lượng người tham gia ít, số lượng bảo quản viên cũng ít, vì bản chất văn kiện nên hiếm khi xảy ra tranh chấp, không chấp nhận hình ảnh không tự do, quy định ngắn và gọn nhẹ. Vì vậy, khi tạo thêm bản mẫu hay thông báo gì, hãy suy nghĩ xem nó có thực sự cần thiết hay không để tránh biến Wikisource thành một khối quá nặng nề và dư thừa quá nhiều như Wikipedia. Chúng ta đang xây dựng Wikisource từ con số không, nên biết cách lựa chọn, điều phối từ đầu sẽ giúp Wikisource tránh đi vào vết xe đổ của Wikipedia. Tân (thảo luận) 01:50, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Dĩ nhiên, ở Wikisource không có tranh cãi về độ nổi bật, tính trung lập, văn phong... mà đơn giản chỉ là chép nguyên văn tác phẩm đã hết hạn bản quyền. Việc đóng góp thật đơn giản, nhẹ nhàng hơn so với viết bài bách khoa, và đơn giản hơn so với viết sách giáo khoa. Tranminh360 (thảo luận) 02:40, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tạo thể loại[sửa]

Wikisource đã có không gian Tác gia, tất cả các tác phẩm đều có {{đầu đề}} phía trên cùng, vậy thì tạo ra thể loại cho từng người làm gì? Tân (thảo luận) 15:39, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tôi đang dần dần bỏ đi một số Thể loại thừa đó, cái Thể loại Nguyễn Trãi còn dính cái bài đối đáp với bà Thị Lộ tôi chưa biết đặt {{đầu đề}} ra sao, xong nó rồi là tôi sẽ xóa dần đi. Minh Huy có rành về tác phẩm của Nguyễn Trãi thì giúp tôi xử lý bài Nguyễn Trãi - Thị Lộ với. Tân (thảo luận) 15:42, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Trong đó có 2 bài thơ, tôi không có nguồn kiểm chứng nên không khẳng định được gì cả. Chưa biết có ai có nhiều sách về Nguyễn Trãi không thì mới xem có đúng là Nguyễn Trãi làm không và nó thực ra có tên là gì. Tân (thảo luận) 15:47, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Cập nhật Trang Chính - Văn kiện mới[sửa]

Minh Huy chỉ cần chọn ra 1 tác phẩm tiêu biểu mà mình đóng góp để đưa vào bản mẫu đó, để giữ cho số bài đóng góp của chúng ta trông đa dạng hơn nhé. Tân (thảo luận) 10:29, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Lựa sách để tải[sửa]

Minh Huy đừng tải lên những file pdf kiểu như người ta gõ trong Word rồi lưu lại thành PDF, nó không phải mục tiêu của bộ công cụ Mục lục và Trang, bởi vì người thu thập tổng hợp và số hóa sẽ giữ bản quyền những tác phẩm như vậy và thực ra nó cũng chẳng có giá trị gì. Cái chúng ta cần là những bản scan từ cuốn sách gốc đã hết hạn bản quyền. Ví dụ như cuốn Việt Nam Sử lược hay U Tình Lục, là những cuốn sách xuất bản từ xưa, nó rất có giá trị. Minh Huy có thể xem thêm bên tiếng Anh hay các thứ tiếng khác họ đưa lên những bản scan gì là biết. Tân (thảo luận) 16:38, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Sau khi mình đếm thì Truyện Kiều có đến 3269 câu luôn, đâu phải chỉ 3254 câu như bên w:Truyện Kiều nói đâu... Hết biết sao luôn... Hay là bạn dành thời gian đếm lại giúp mình đi...--Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 03:48, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Truyện Kiều[sửa]

Mời trả lời thắc mắc tại Thảo luận:Truyện Kiều. Tân (thảo luận) 11:03, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Trần Nguyễn Minh Huy. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Truyện Kiều.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}}.

Chúc mừng năm mới[sửa]

Chúc Minh Huy năm mới học thật tốt, việc ngâm cứu các Wiki ngày càng phát triển, bắt đầu "dính" ngày càng sâu vô các dự án từ nhỏ đến lớn nhé. Tân (thảo luận) 18:43, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Chúc bạn sẽ gặt hái thành công trong học hành cũng như niềm vui trong cuộc sống, và hãy tiếp tục là một Wiki-er nhiệt tình nhé! --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 08:07, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Minh Huy kiểm tra lại bài thơ trên nhé, tôi thấy nó là một bài dịch thơ hẳn hoi chứ không phải chỉ là dịch nghĩa. Nếu dịch thơ thì cần có tên dịch giả và kiểm tra bản quyền bản dịch đấy. Tân (thảo luận) 09:20, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Vậy ai là dịch giả của bản dịch thơ? Tân (thảo luận) 16:35, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Trên trang songhuong người ta chỉ scan sách dưới dạng djvu thôi chứ không scan ra dạng text đâu. Một số trang sách xưa khác như: timsach.com thì họ cũng scan ra djvu nhưng phải nhắn tin nạp tiền mới xem được toàn bộ, trang sachxua.net thì họ scan dưới dạng pdf (phải có pass mới đọc được), anh Tân cũng hay lên mấy trang đấy để tìm và mua sách cũ. Bạn chịu khó nhìn vào bản scan sách mà gõ vào, cũng giống như mình mua sách cũ về nhà mà gõ vào cũng thế. Mẹo này anh Tân bày cho mình: tìm trên mạng xem ai gõ tác phẩm đó chưa, chép bỏ vào rồi so sánh với sách để chữa lỗi chính tả, đó là cách anh Tân làm với Việt Nam sử lược. Tranminh360 (thảo luận) 22:30, ngày 7 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Re:Thay đổi nhỏ[sửa]

Tôi đã thay các bản mẫu {{Wikipedia}} và {{Commonscat}} bằng {{Đề mục liên quan}}.

Về tác phẩm Thượng kinh ký sự, bản dịch không có thông tin dịch giả nên không xác định được tình trạng bản quyền. Theo lời anh Kim Kha, người đưa tác phẩm này vào Wikisource thì bản dịch do anh ấy lấy trên vnthuquan do Ứng Nhạc Vũ Văn Đình dịch và không biết ông này là ai. Theo thông tin ở w:Thượng kinh ký sự thì năm 1974, Ứng Nhạc Vũ Văn Đình cho ra mắt bản dịch thứ hai in trong Tập san Sử Địa ở Sài Gòn, do đó ông này chắc chắn chưa chết quá 50 năm. Vì vậy tác phẩm này đã bị xóa.

Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nếu là chữ Nôm thì không vấn đề gì, việc phiên âm từ chữ Nôm ra quốc ngữ không được tính là có bản quyền vì cả chữ Nôm và quốc ngữ đều là tiếng Việt, cùng 1 ngôn ngữ. Ví dụ như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên... Còn nếu là chữ Hán thì lại khác. Dịch từ chữ Hán ra quốc ngữ là có bản quyền vì chữ Hán và chữ quốc ngữ thuộc hai ngôn ngữ khác nhau (tiếng Hán và tiếng Việt), một tác phẩm Hán văn thường có nhiều bản dịch và không bản dịch nào giống bản dịch nào (bạn có thể xem các bản dịch khác nhau của Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo trên Wikisource). Do vậy dịch giả sẽ giữ bản quyền bản dịch, có nghĩa là chỉ có bản gốc chữ Hán là tự do thôi.

Để giải quyết vấn đề đối với các tác phẩm Hán văn của Việt Nam, theo tôi nghĩ chúng ta có thể dùng hai cách sau:

  1. Tổ chức biên dịch các tác phẩm Hán văn của Việt Nam, sử dụng {{Translation table/zh}} như ở Nam Ông mộng lục. Khi đó bản dịch sẽ được phát hành theo giấy phép tự do. Lưu ý là cần tự dịch chứ đừng lấy bản dịch của người khác rồi tự nhận là của Wikisource :)
  2. Nếu có nguyên văn chữ Hán, không có bản dịch tự do và không biết dịch thì nên để ở zh.wikisource. Ví dụ như Đại Việt sử ký toàn thư, Hoàng Lê nhất thống chí. Vì nếu 1 tác phẩm Hán văn dài mà để ở vi.wikisource chỉ thấy toàn chữ Hán thì cũng thấy kỳ kỳ, vì đây là Wikisource tiếng Việt.

Bản gốc chữ Hán của Thượng kinh ký sự đã hết hạn bản quyền trên toàn thế giới vì tác giả đã chết quá 100 năm. Nếu bạn có bản chữ Hán, có thể để ở vi.wikisource, nếu không để ở zh.wikisource cũng được.

Một bản dịch tiếng Việt khác tự do là của Nguyễn Trọng Thuật đăng trên Nam phong tạp chí năm 1924. Ông này mất năm 1940 nên đã hết hạn bản quyền, nếu bạn có bản dịch này thì có thể đưa lên wikisource.

Đó là 1 số ý kiến của tôi về các tác phẩm Hán văn của Việt Nam. Bạn có ý kiến gì xin trao đổi thêm. Tranminh360 (thảo luận) 14:56, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

PS: Thấy bạn ghi ở Bản mẫu:Đề mục liên quan/doc|portal=: Liên kết đến tên Cổng chủ đề. Hiện Wikisource tiếng Việt chưa có không gian tên này. Wikisource đã có không gian tên Chủ đề, anh Tân đã xin từ tháng 9 năm 2009, chỉ có điều là chưa có trang nào :) Tranminh360 (thảo luận) 15:16, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể Việt hóa một số tham số trong {{Đề mục liên quan}} được không? Ví dụ |portal= Việt hóa thành |chủ đề=, |related author= Việt hóa thành |tác gia liên quan=. Chúng ta có cần phải cập nhật các thay đổi bản mẫu trong MediaWiki:Gadget-TemplatePreloader.js không nhỉ? Tranminh360 (thảo luận) 14:15, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Sắp xếp Thể loại:Tác phẩm theo loại như thế nào vậy bạn? Mình không thạo về việc này. À mà bạn có biết bên wikisource tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý... họ tạo tab "Source" và thanh chỉ thị màu xanh như thế này bằng cách nào không vậy? Mình có hỏi anh Mxn nhưng không thấy anh ấy trả lời. Tranminh360 (thảo luận) 22:36, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Văn học Nhật Bản[sửa]

Bạn dịch mấy bài thơ haiku đưa vào đây nhé. Mỗi bài chỉ có 17 âm tiết, dễ dịch thôi mà. Và cũng thông báo luôn với bạn, File:Số đỏ.pdf mà bạn tải lên Commons là vi phạm bản quyền đó. Số đỏ nằm trong danh sách 28 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được Cục Bản quyền tác giả gia hạn bảo hộ bản quyền thêm 30 năm nữa, tức là đến hết năm 2019, xem Tác gia:Vũ Trọng Phụng#Vấn đề bản quyềnw:Vũ Trọng Phụng#Bản quyền tác phẩm. Bạn nên yêu cầu Commons xóa đi, nếu không là vi phạm bản quyền. Rất tiếc các tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng chưa thể lưu trữ ở wikisource được, chia buồn. Tranminh360 (thảo luận) 16:03, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Theo quy định tại Trợ giúp:Thêm văn kiện thì chỉ có văn kiện bằng tiếng Việt mới được đăng lên Wikisource tiếng Việt. Tiền lệ đã có 1 số văn kiện không có tiếng Việt bị xóa như Thanh luật khải mông, Messiah. Nhưng mình thấy cũng có 1 số văn kiện chỉ có chữ Hán và phiên âm mà vẫn được giữ ở wikisource, ví dụ như Đạo Đức kinh. Cái này chắc tùy thuộc vào quyết định của bảo quản viên (hồi đó là anh Tân). (Tranminh360 (thảo luận) 13:50, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Logo Wikisource[sửa]

Mình mới làm cái logo mới! Không màu thực ra cũng chán lắm! Như thế này mới nổi bật và mang không khí Tết chứ đúng không? Beyoncetan (thảo luận) 03:17, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đã bỏ tảng đá màu vàng! Beyoncetan (thảo luận) 03:50, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đã thực hiện xong logo mới! Công nhận đơn giản cũng đẹp thiệt! (Coi ở trang thảo luận!) Beyoncetan (thảo luận) 04:00, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Logo của Tionary thì đã được quyết định là logo của trang web vào ngày mai. Giờ mình chỉ cần tính Source thôi. Nhưng mà mình không hiểu ý bạn lắm, ý bạn là "thiết kế giống hệt như thế này?" Beyoncetan (thảo luận) 09:38, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đã làm lại 2 logo mới! Mong bạn thích! Beyoncetan (thảo luận) 11:44, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu:Done Đã làm xong logo mới! Mình cũng đã làm trong suốt ảnh nhưng mà xem trên Wikisource lại không có nền ca rô màu bạc, nếu bạn coi trên Commons thì vẫn thấy bình thường! Beyoncetan (thảo luận) 12:04, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đó ảnh bên phải ấy! Beyoncetan (thảo luận) 12:23, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Re:Logo?[sửa]

Ngoài Wikisource tiếng Pháp ra còn ngôn ngữ nào có dòng slogan ở dưới logo không bạn? Tranminh360 (thảo luận) 12:16, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Xem [1] thì ngày 2 tháng 5 Wikisource tiếng Pháp mới chỉ có 278939 văn kiện nhưng đến ngày 11 tháng 5 lại nhảy vọt lên 1100463 văn kiện (!). Làm sao trong khoảng thời gian vỏn vẹn 9 ngày mà có thể tăng thêm hơn 800000 văn kiện như vậy? Trong khoảng thời gian 9 ngày đó Wikisource tiếng Anh cũng nhảy vọt từ 367052 văn kiện lên 767681 văn kiện, tăng thêm hơn 400000 văn kiện (!) Bạn có thể giải thích điều này? Tranminh360 (thảo luận) 17:15, ngày 20 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Xem Trang Chính của Wikisource tiếng Pháp thì họ nói chỉ có 95 839 văn kiện thôi, và họ tinh bằng bản mẫu {{ALL TEXTS}}, bản mẫu này được cập nhật bằng bot. Chắc là họ dùng bot để chia văn kiện chính ra làm nhiều trang con nên thống kê mới có tới hơn 1 triệu trang văn kiện. Tranminh360 (thảo luận) 15:30, ngày 24 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Lạ quá, xem thống kê ở Toolserver thì tổng số trang trong không gian chính của fr và en chỉ có 97337 và 262496 thôi, còn con số 1050854 và 757002 là tính tổng số trang trong không gian Trang. Thế là thế nào nhỉ? Chẳng lẽ họ tính gộp số trang trong không gian chính và không gian Trang à? Tranminh360 (thảo luận) 15:40, ngày 24 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

OK, tôi đã xóa các trang và tập tin vi phạm bản quyền và phục hồi "Anh phải sống". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:27, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Re: Tình trạng văn kiện[sửa]

Cái này chắc bạn phải hỏi Mxn. Xin lỗi bạn, dạo này tôi chỉ vào bằng mobile nên chắc không giúp được gì đâu. Tranminh360 (thảo luận) 06:15, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chắc là công cụ Thêm nút thay đổi chất lượng khi sửa đổi của user:ThomasV trong MediaWiki:Common.js không còn hoạt động nữa. Nếu muốn, bạn vẫn có thể thêm bằng tay bằng cách đặt {{chất lượng vk|25%, 50%, 75% hoặc 100%}} ở đầu trang, ngay trước bản mẫu {{đầu đề}}. Tranminh360 (thảo luận) 06:56, ngày 11 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các nút này vẫn còn hoạt động chứ. Thí dụ xem Mục lục:Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Bayerische Staatsbibliothek).pdf: các số trang được tô màu theo chất lượng trang. Wikisource tiếng Anh cũng có tính năng này. – Nguyễn Xuân Minh 💬 09:09, ngày 16 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tính năng này bây giờ nằm ở Đặc biệt:Tùy chọn#mw-prefsection-gadgets, mục Thêm nút để thay đổi chỉ dấu chất lượng của văn kiện (MediaWiki:Gadget-QualityButton.js). Tranminh360 (thảo luận) 03:52, ngày 23 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Re: Tập thơ và trích thơ[sửa]

Theo Wikisource:Cẩm nang biên soạn#Tựa trang thì Tác phẩm đơn lẻ được phát hành ở dạng bộ phận tuyển tập, như phần lớn bài thơ, sẽ có trang riêng của chúng (ví dụ, Văn tế sống vợ thay vì "Tuyển tập Tú Xương 2009/Văn tế sống vợ"). Trang về bộ sưu tập (như Tuyển tập Tú Xương 2009) có thể được tạo ra để liên kết với chúng nếu các bài thơ được nguyên thủy xuất bản trong tập đó. Bạn có thể tham khảo cách trình bày ở bài Thơ ngụ ngôn La Fontaine.

Thêm nữa là đối với các trang quét có hình ảnh như Trang:Quan điểm của Nhật Bản về Takeshima.djvu/4, bạn nên cắt hình thành 1 tập tin riêng, tải nó lên Commons rồi nhúng vào trong trang quét. Ví dụ Tập tin:Phép giảng tám ngày, page 5 fleuron.jpg được cắt ra từ Tập tin:Phép giảng tám ngày.pdf và nhúng vào Trang:Phép giảng tám ngày.pdf/7. Tranminh360 (thảo luận) 03:13, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi bạn nhưng bây giờ tôi không có máy tính nên phải vào bằng điện thoại mà điện thoại của tôi "cùi bắp" quá không sửa được các trang dài, hễ mở các trang dài là ứng dụng tự động dừng lại. Bạn thông cảm nhé. Mà hơn nữa đã lâu rồi tôi không còn đóng góp ở Wikipedia nữa, bây giờ tôi vào bỏ phiếu cho bạn lỡ người ta bảo tôi là "rối thịt" như trường hợp Gengiskhan thì sao? Wikipedia bây giờ dường như có "hội chứng rối" thì phải? Từ cái vụ rối của Con Trâu Mộng To hồi năm 2013 lòi ra khoảng chục tài khoản rối chuyên tham gia biểu quyết xóa bài, thì dường như người ta nhìn đâu cũng thấy rối thì phải. Điển hình vụ bác Minh Tâm phát ngôn linh tinh về công cụ CheckUser đến nỗi bị DHN cấm 6 tháng, thì Nazogul đòi cấm Alphama cho công bằng, rồi Trungda nhảy vào bênh vực Nazogul, thế là Allein Stein nghi ngờ Trungda và Nazogul là rối thịt của nhau (vụ cuối năm 2013 đấy, trong đó người ta còn nghi ngờ User:Detective Ku Tèo này có khi chắc là của puppet của thành viên nào đó. Không sửa đổi từ 2011 tới giờ, tự dưng xuất hiện lại sau đợt cấm một loạt tài khoản rối. Lâu không sửa đổi mà vẫn biết đầy đủ thông tin vụ việc). Giả sử bây giờ tôi vào bỏ phiếu cho bạn thì chắc là người ta lại phán: Thành viên này là ai đây? Đã lâu không có đóng góp gì, tự dưng vô đây bỏ phiếu, chắc là con rối của ai đó? Cho nên tôi không bỏ phiếu đâu, sợ bị quy kết là rối lắm. Tranminh360 (thảo luận) 04:00, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhờ bạn xem giùm đoạn thảo luận ở Thảo luận Thành viên:Vinhtantran#Hiện trạng vấn đề với: tác phẩm Hiện trạng vấn đề của Tác gia:Phan Châu Trinh là do bà Lê Thị Kinh dịch và xuất bản thành sách hẳn hoi. Bà này là cháu ngoại Phan Châu Trinh và vẫn còn sống nên việc đưa tác phẩm dịch của bà lên Wikisource là vi phạm bản quyền. Tôi đã đánh dấu vi phạm bản quyền và đưa ra thảo luận ở Wikisource:Có thể vi phạm bản quyền#Hiện trạng vấn đề. Nhưng mà ở Thảo luận Thành viên:Vinhtantran#Hiện trạng vấn đề, Brum~viwikisource (Thảo luận · Đóng góp) nói rằng có thể liên lạc với người dịch để giải quyết vấn đề bản quyền, không biết có đúng không? Như trường hợp Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, không biết anh Tân liên lạc với dịch giả Nguyễn Cảnh Bình bằng cách nào mà được dịch giả đồng ý phát hành bản dịch theo {{CC-BY-SA-3.0}} vậy? Nếu thế thì chúng ta có thể liên lạc với bà Lê Thị Kinh để nhờ bà phát hành bản dịch Hiện trạng vấn đề theo {{CC-BY-SA-3.0}}, phải không? Vì bạn là tình nguyện viên OTRS, vui lòng giải thích giùm. Cảm ơn bạn. Tranminh360 (thảo luận) 03:51, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trong Thảo luận:Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có ghi thẻ OTRS mà, bạn kiểm tra lại xem. Tranminh360 (thảo luận) 00:29, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hỏi về bản quyền[sửa]

Chào bạn, cho tôi hỏi nếu gỡ bỏ trang tuyên bố bản quyền của Google trong các bản sách do Google scan theo hướng dẫn này thì có bị Google kiện hay không? Bởi vì các bản sách do Google scan đều có yêu cầu không được gỡ trang tuyên bố bản quyền và watermark của Google. Hướng dẫn gỡ bỏ này (xem thêm c:Commons:When to use the PD-scan tag#USA) chủ yếu dựa trên án lệ Thư viện Nghệ thuật Bridgeman kiện Công ty Corel, mà theo bài viết trên Wikipedia về án lệ này thì nó đang có tranh cãi và "nó chưa được bất cứ một tòa thượng thẩm nào sử dụng, có nghĩa là nó chưa được ủy thác một quyền pháp lý nào và (sau hết) nó cũng chưa được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét". Giả sử như trong tương lai Google kiện Wikimedia vì gỡ bỏ các trang tuyên bố bản quyền của Google trong các bản sách do Google scan và vụ kiện được xử bởi tòa thượng thẩm hoặc tòa Tối cao Hoa Kỳ (có thẩm quyền cao hơn tòa khu vực nam New York) và tòa án đó ra phán quyết ngược lại thì sao? Tranminh360 (thảo luận) 03:33, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tại anh Tân ngại tải các sách có watermark của Thư viện Quốc gia Việt Nam lên Commons nên tôi hỏi vậy thôi. Vậy nếu tải sách thuộc phạm vi công cộng nhưng có watermark của người scan sách lên Commons thì cũng không sao phải không bạn? Tranminh360 (thảo luận) 03:12, ngày 21 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bài Bích Khê bên Wikipedia ghi tên tập thơ là "Tinh huyết" mà, sao bạn lại ghi là "Tình huyết"? Bài bên Wikipedia có dẫn lời tựa của Hàn Mặc Tử là "Ngờ đâu sự hằn học của chàng đã bật nẩy thiên tài của chàng ra... chỉ trong vòng ba tháng thôi, chàng đã viết được tập thơ bằng máu huyết, tinh tủy và châu lệ, tất cả say sưa đắm đuối của một tâm hồn thi sĩ". Vậy thì "tinh" là "tinh tủy" còn "huyết" là "máu huyết", chứ đâu phải "Tình huyết"? Tranminh360 (thảo luận) 02:06, ngày 23 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhờ đăng văn kiện[sửa]

Chào bạn, nhờ bạn đăng lên Wikisource 2 văn kiện này: Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền năm 2014Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt. Mấy văn kiện này ở dạng PDF và tôi dùng điện thoại nên không đăng lên Wikisource được. Cảm ơn bạn. Tranminh360 (thảo luận) 02:14, ngày 27 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nhờ bạn đăng thêm Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2015, cũng ở dạng PDF và tôi không copy-paste bằng điện thoại được. Tranminh360 (thảo luận) 02:34, ngày 28 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tác giả này dùng {{PVCC-CPVN}} có vẻ không phù hợp vì Phát biểu của Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Cuộc Họp báo Chung không phải là văn bản quy phạm pháp luật, cũng không phải là văn bản hành chính, cũng không phải là văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp, mà là một bài phát biểu. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định rằng mọi tác phẩm của Nhà nước Việt Nam đều thuộc phạm vi công cộng như luật bản quyền Hoa Kỳ. Tranminh360 (thảo luận) 04:36, ngày 4 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sao chép một phần tiện ích "Site" của Wikisource tiếng Anh để đưa các kiểu hlist vào đây. Tiện ích đó cũng có ảnh hướng đến nhiều loại bảng khác; nếu thấy gì bị vỡ, xin cho tôi biết. – Nguyễn Xuân Minh 💬 05:49, ngày 7 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]