Thu dạ

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Thu dạ
của Nguyễn Du

Chưa tìm được bản chữ Hán

I[sửa]

Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Phồn tinh lịch lịch lộ như ngân,
Đông bích hàn trùng bi cánh tân.
Vạn lý thu thanh thôi lạc diệp,
Nhất thiên hàn sắc tảo phù vân
Lão lai bạch phát khả liên nhữ
Trú cữu thanh sơn vị yếm nhân
Tối thị thiên nhai quyện du khách
Cùng niên ngọa bệnh Tuế Giang[1] tân.

Sao dày đặc, trông rõ mồm một, sương trắng tựa bạc
Vách phía đông, dế gặp lạnh, kêu buồn thảm.
Suốt muôn dặm, tiếng thu giục lá cây rụng.
Bầu trời lạnh ngắt, không một vầng mây.
Đến tuổi già, mái tóc bạc, trông mà thương cho anh!
Ở mão nơi đấy, thế mà rặng núi xanh kia vẫn chưa chán người.
Buồn nhất là kẻ du khách ở nơi chân trời đã mỏi mệt,
Lại suốt năm đau ốm, nằm trên bến Tuế Giang này.

II[sửa]

Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Bạch lộ vi sương thu khí thâm,
Giang thành thảo mộc cộng tiêu sâm
Tiễn đăng[2] độc chiếu sơ trường dạ
Ác phát[3] kinh hoàn mạt nhật tâm
Thiên lý giang sơn tần trướng vọng
Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm.
Tảo hàn dĩ giác vô y khổ,
Hà xứ không khuê thôi mộ châm?

Móc trắng thành sương, hơi thu đã già.
Cây cỏ quanh thành bên sông, trông đến tiêu điều!
Khêu ngọn đèn cho chiến rọi vào cảnh đêm dài mới bắt đầu.
Búi tóc mà lo cho chí nguyện những ngày tàn tạ.
Non sông ngàn dặm cứ nhìn là thấy buồn.
Phong cảnh bốn mùa, riêng mình ngậm ngùi.
Mới rét, đã khổ vì không áo,
Mà hơi đâu tiếng đập vải của người khuê phụ rộn rã trong chiều hôm?

   




Chú thích

  1. Tuế Giang: Tên một khúc sông ở Bắc Việt, chưa rõ ở tỉnh nào. Đào Duy Anh cho là Quế Giang, vì thơ Nguyễn Du còn có câu "Hồng Sơn sơn hạ Quế Giang thâm" (My trung mạn hứng)
  2. Cắt hoa đèn để cho ngọn lửa cháy sáng. Có lẽ tác giả liên tưởng đến hai câu thơ của Lý Thương Ẩn: "Hà đương cộng tiễn tây song chúc, Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì" (Bao giờ cùng nhau cắt hoa đèn nơi tây song, Kể cho nhau nghe nỗi lòng nơi Ba Sơn lúc đêm mưa lạnh)
  3. Theo điển "ác phát thổ bộ" vắt tóc nhả cơm: Chu Công là một đại thần của nhà Chu rất chăm lo việc nước. Đương ăn cơm, có khách đến nhả cơm ra tiếp. Đương gội đầu có sĩ phu tới, liền vắt tóc ra đón, hết người này đến người khác, ba lần mới gội đầu xong. Câu thơ của Nguyễn Du ý nói: Chí nguyện được đem ra giúp nước như Chu Công, cuối cùng không biết có toại nguyện hay chăng. Nghĩ đến lòng vô cùng lo ngại