Đăng cao (Lên cao) hay Cửu nhật đăng cao (Ngày tiết Trùng cửu[1] lên cao) của Đỗ Phủ là một trong số những bài thơ hay và nổi tiếng trong nền văn học cổ đại Trung Quốc.
Đăng cao
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn,
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi.
Lên cao
Gió thổi, trời cao, tiếng vượn kêu rầu rĩ,
Bến nước trong, làn cát trắng, chim bay liệng vòng.
Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc,
Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi.
Muôn dặm thu buồn, xoát thân thường nơi đất khách,
Suốt đời quặt quẹo, một mình lên ngắm trên đài.
Gian khổ uất hận, mái tóc thêm ngả màu sương,
Lận đận vì mang nhiều bệnh mới phải ngừng chén rượu đục.
Trời cao, gió mạnh, vượn kêu,
Bãi quang, cát trắng, chim chiều bay quanh.
Miên man lá rụng điêu linh,
Nước sông cuồn cuộn, mông mênh chảy dào.
Khách xa, thu tới thêm sầu,
Tuổi già lắm bệnh, lên cao một mình.
Gian nan tóc bạc khôn đành,
Nỗi mình vất vả, hãy đình chén vui.[2]
▲Tiết Trùng cửu còn gọi là tiết Trùng dương, vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch)
▲Trần Trọng Kim chú thích: Đăng cao tả cái cảnh một người buồn lên cao trông thấy, rồi nói cảm tình của mình(Đường thi. Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1974, tr. 248-249.