Ất Tỵ trừ tịch tác

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Ất Tỵ trừ tịch tác[1]
của Phan Châu Trinh, do Ngô Đức Kế dịch

Phan Tây Hồ di thảo, 1927.

Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa Bản dịch của Ngô Đức Kế

Ất Tỵ trừ tịch tác
Nhật nguyệt nhật dũ thượng,
Giang hà nhật dũ hạ.
Thiếu tráng năng kỷ hà,
Thế biến chân khả sá.
Cổ nhân bi mẫn tâm,
Cứu thế tương thân xả.
Phần nịch ưu chúng sinh,
Kim nhân bất từ tạ.
Thân hành vạn lý đồ,
Nham nham thất khảm khả.
Thủ trứ vạn ngôn thư,
Hi tiếu phục nộ mạ.
Ta ngã hà như nhân,
Tuế thời thượng hưu hạ.
Ngôn niệm cổ kim nhân,
Bồi hồi khởi trung dạ

Đêm trừ tịch năm Ất Tỵ
Mặt trời mặt trang ngày càng lên cao,
Sông lớn sông con ngày càng chảy xuống.
Tuổi trẻ được bao lăm,
Đời biến đổi thật lạ.
Người xưa lòng buồn đau,
Xả thân để cứu đời,
Lo chúng sinh khốn khổ,
Người nay cũng chẳng từ chối.
Tấm thân đi muôn dặm đường,
Núi non hết gồ ghề.
Tay viết sách vạn lời,
Vui chơi cười cợt rồi lại giận dữ mắng mỏ.
Ôi! Ta là người như thế nào?
Mà ngày tết đến còn vui thú.
Nhớ đến người xưa người nay,
Bồi hồi thức dậy lúc đêm khuya.


Bóng trời cao càng lên,
Nước sông thấp càng chảy.
Tuổi người ngày càng già,
Việc đời mắt trông thấy.
Kẻ trước lòng xót thương,
Đem mình cứu đời ấy.
Người nay lòng chẳng từ,
Lo cứu vớt như vậy.
Chân đi biết bao đường,
Núi non phẳng như giẫy.
Tay viết sách muôn lời,
Buồn cười rồi mắng bậy.
Ta là người thế nào?
Đủng đỉnh còn ngồi đấy.
Nghĩ đến người xưa nay,
Bồn chồn nửa đêm dậy.

   




Chú thích

  1. Ất Tỵ tức năm 1905.