Bình luận của Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến bản Báo cáo của Hoa Kỳ về tuân thủ các thỏa thuận và nghĩa vụ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, giải trừ và không phổ biến vũ khí (CVC)
NỘI DUNG
1. Về việc Hoa Kỳ từ bỏ Kế hoạch hành động toàn diện chung cho giải pháp xung quanh Chương trình hạt nhân Iran (JCPOA)
2. Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF
3. Hiệp ước cắt giảm Vũ khí tiến công chiến lược START
4. Hoa Kỳ vi phạm các cam kết theo Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)
5. Thỏa thuận về loại bỏ Plutonium vũ khí dư thừa (CJS)
6. Hiệp ước về hạn chế thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất
7. Việc tạm ngừng thử nghiệm hạt nhân diễn giải theo tiêu chuẩn Mỹ
“dự trữ bằng 0”
8. Công ước về cấm vũ khí sinh học và độc tố
9. Về các vấn đề thực hiện CWC của Hoa Kỳ và việc chính trị hóa OPCW
10. Thực tế chính trị-quân sự và Hiệp ước CFE
11. Hiệp ước về bầu trời mở
12. Văn kiện Viên năm 2011
Chúng tôi đã lưu ý đến giả thuyết được triển khai trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc trung thành với các cam kết trong lĩnh vực CVC và việc tuân thủ của họ. Chúng tôi lưu ý như sau.
Hoa Kỳ không có cả quyền về pháp lý, cả quyền về chính trị lẫn đạo đức để đánh giá việc những quốc gia khác thực hiện các nghĩa vụ theo CVC mà họ cam kết trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp ước song phương hoặc đa phương. Mỗi thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực này đều có các cơ chế riêng được nghiên cứu soạn thảo kỹ lưỡng để kiểm tra và giám sát việc tuân thủ. Trong một số trường hợp riêng biệt, các tổ chức quốc tế chuyên ngành được thành lập cho việc này. Quyết tâm của Hoa Kỳ công nhiên chiếm đoạt chức năng này cho riêng mình là không có cơ sở và không thể được sử dụng như một cái cớ để truyền tải bất kỳ kết luận và tổng kết nào.
Chúng tôi nhìn nhận thấy trong những nỗ lực này của Hoa Kỳ quyết tâm tầm thường an ủi hư danh của mình và đặt mình cao hơn trên tất cả những người khác. Sự kiêu ngạo như vậy có tính hủy diệt. Nó phản ánh cuộc khủng hoảng nội bộ sâu sắc về bản sắc và chắc chắn không tương xứng với quy chế của một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm, hơn nữa đang cố tranh đoạt vai trò “người lãnh đạo” trong lĩnh vực CVC.
Động thái này còn có một mặt khác. Mỗi trang của báo cáo đều phản ánh mong muốn của Hoa Kỳ che đậy hành vi vi phạm các cam kết của chính mình trong khuôn khổ các công cụ pháp lý-quốc tế cơ bản trong lĩnh vực CVC. Đẩy trách nhiệm cho người khác. Đưa mình ra khỏi những đòn chỉ trích. Chính phần được triển khai về Hiệp ước INF có lẽ giống như một nỗ lực không thành công biện minh cho sự sụp đổ của một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực này
Ngoài ra, thực tiễn hoạt động đã được Hoa Kỳ từ lâu sử dụng chủ đề về CVC để chống lại các quốc gia và các chính phủ “không hợp” với họ cũng đang được theo dõi. Thông tin về các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ không có trong văn bản. Lẽ nào, theo đánh giá của Washington, tất cả họ đều tốt đến vậy về mặt tuân thủ CVC?
Về việc Hoa Kỳ từ chối Kế hoạch hành động toàn diện chung về giải pháp xung quanh Chương trình hạt nhân Iran (JCPOA)
Hoa Kỳ đã rút khỏi JCPOA vi phạm các cam kết của mình theo thỏa thuận này và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2231. Chứng cứ là “thỏa thuận hạt nhân” vẫn như trước đây nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế như một công cụ hiệu quả và có khả năng hoạt động để duy trì niềm tin vào chương trình hạt nhân Iran, thậm chí không được đề cập trong báo cáo.
Tuy nhiên, các tác giả cũng không thể cáo buộc Iran không tuân thủ các cam kết trong khuôn khổ JCPOA và tương tác với IAEA. Thay vào đó, dưới nhiều cớ khác nhau, một luận điểm được đưa ra rằng, Iran dường như đã lưu giữ các tài liệu cần thiết, bảo tồn tiềm năng tổ chức và nhân sự để nối lại các hoạt động quân sự-hạt nhân trong trường hợp có một quyết định chính trị phù hợp được thông qua.
Trong học thuyết chính trị của Hoa Kỳ về Iran không có nói đến rằng, thỏa thuận về các đảm bảo từ IAEA và Nghị định thư bổ sung cho nó là các yếu tố chính đảm bảo trong kế hoạch dài hạn khả năng ghi nhận ngay lập tức các mưu toan của Tehran chuyển đổi vật liệu hạt nhân từ mục đích hòa bình sang mục đích quân sự và tin tưởng vào việc Iran không có vật liệu hạt nhân không được công bố. Đồng thời không có nói gì về điều này trong mục về Iran. Mặc dù trong các phần khác của báo cáo các tác giả vung vãi lời khen liên quan đến các cơ chế hoạt động kiểm tra này. Hơn nữa, thậm chí cả với các gian lận: chúng tôi nhắc lại rằng, Nghị định thư bổ sung cho Thỏa thuận về các đảm bảo mang tính tự nguyện.
Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF
Thật vô cùng đáng tiếc và lo ngại chúng tôi xác nhận rằng, thay vì tìm mọi cách để cứu Hiệp ước INF, Hoa Kỳ đã thể hiện sự ngoan cố gây mối quan ngại trong việc đạt được các mục tiêu đối nghịch trực tiếp và sau khi phong tỏa mọi khả năng xoay chuyển tình hình sang hướng có tính xây dựng, ngày 2 tháng 8 năm nay họ đã hoàn thành các thủ tục mà họ khởi xướng về việc rút khỏi Hiệp ước, vì thế Hiệp ước này đã chấm dứt tồn tại.
Như vậy, với những nỗ lực của Washington, đã hủy hoại thêm một thỏa thuận quốc tế quan trọng bậc nhất đảm bảo ổn định chiến lược và xây dựng an ninh khu vực và toàn cầu. Với việc hủy bỏ Hiệp ước INF, phía Mỹ đã giáng một đòn nặng nề mới vào hệ thống kiểm soát vũ khí đã được tạo ra trong nhiều thập kỷ. Những hậu quả tiêu cực có tác động sâu rộng đối với an ninh quốc tế ở ngay lập tức ở một số khu vực then chốt trên thế giới trên thực tế là không thể tránh khỏi.
Những đánh giá chi tiết các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ về việc không tuân thủ trong nhiều năm Hiệp ước INF, về việc mở rộng có chủ đích cuộc khủng hoảng xung quanh thỏa thuận này, cũng như tạo ra những lý do bịa đặt để phá vỡ nó cùng với việc kiên trì cáo buộc vô căn cứ đối với Nga đã được nêu trong Bình luận của Vụ Thông tin Báo chí Bộ ngoại giao Nga liên quan đến việc công bố nội dung ngắn gọn sơ bộ báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tuân thủ các thỏa thuận trong lĩnh vực CVC ngày 5 tháng 5 năm nay, cũng như trong quá trình họp báo về chủ đề này ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga ngày 5 tháng 8 năm 2019.
Xuất phát từ sự tiến triển của các sự kiện, để bổ sung, điều quan trọng phải nêu lên rằng, chỉ hai tuần sau khi Hiệp ước INF bị phá hủy, Lầu Năm Góc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm từ mặt đất tên lửa hành trình thuộc họ “Tomahawk” có tầm xa trước đây bị cấm theo Hiệp ước đối với các lớp vũ khí tên lửa các chủng loại tương ứng. Đồng thời, bệ phóng Mk-41 đã được sử dụng. Như vậy, trong tổ hợp tấn công bằng tên lửa hành trình mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5500 km, đã đưa ra thử nghiệm chính tổ hợp tên lửa và bệ phóng – tổ hợp này là đối tượng chủ chốt trong khiếu nại của Nga về việc Hoa Kỳ thực hiện Hiệp ước INF. Điều này không chỉ khẳng định tính chất có cơ sở về mối quan ngại từ lâu của chúng tôi mà Hoa Kỳ đã không đếm xỉa đến một cách bền bỉ, mà còn về một chứng cứ là, Washington đã chuẩn bị trước việc rút khỏi Hiệp ước INF và trong một thời gian dài đã nghiên cứu chế tạo vũ khí bị cấm theo Hiệp ước này.
Liên quan đến vấn đề này, cũng như xuất phát từ các tuyên bố của lãnh đạo Lầu Năm Góc về mong muốn sớm triển khai tên lửa mặt đất tầm trung và ngắn để trang bị cho quân đội Mỹ, Nga sẽ buộc phải phân tích thêm mức độ đe dọa liên quan đến an ninh quốc gia và ổn định chiến lược, kể cả do các tổ hợp “Aegis Escher” của Mỹ với các bệ phóng Mk-41 được triển khai ở châu Âu và được lên kế hoạch triển khai ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Đồng thời, Nga vẫn sẵn sàng đối thoại bình đẳng và mang tính xây dựng với Hoa Kỳ để đảm bảo khả năng tiên lượng và tăng cường an ninh quốc tế.
Chúng tôi kêu gọi Washington từ bỏ các hoạt động trong lĩnh vực tên lửa gây bất ổn tình hình và các bước đi kích động cuộc chạy đua vũ trang đa phương, cũng như cam kết không triển khai các lớp vũ khí tên lửa tương tự như với việc ngừng tương ứng mà Nga đã tuyên bố trước đó.
Hiệp ước START
Trong báo cáo Mỹ một lần nữa công bố về việc "tuân thủ hoàn toàn" các cam kết của mình về Hiệp ước START. Chúng tôi như trước đây vẫn không có cơ sở để nhất trí với tuyên bố này. Vấn đề đơn phương bất hợp pháp rút khỏi Hiệp ước theo thống kê khoảng hàng trăm vũ khí tấn công chiến lược vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi nhắc lại bản chất của nó.
Đến ngày 5 tháng 2 năm 2018 Nga và Hoa Kỳ cần giảm tổng số vũ khí tiến công chiến lược hiện có đến mức quy định tại Điều II Hiệp ước và trong tương lai không vượt quá mức này. Nga đã hoàn thành đầy đủ cam kết của mình và đã được Washington thừa nhận. Chúng tôi không thể khẳng định việc Hoa Kỳ đã đạt đến mức theo quy định của Hiệp ước. Tổng số lượng Hoa Kỳ đã công bố là 800 máy bay ném bom hạng nặng được triển khai và chưa triển khai và các bệ phóng tên lửa chiến lược trên thực tế vượt hơn nhiều. 56 bệ phóng tên lửa đạn đạo từ tầu ngầm và 41 máy bay ném bom hạng nặng B-52N đã bị Washington loại bỏ vô căn cứ và bất hợp pháp từ số thống kê. Họ tuyên bố "tái trang bị " các phương tiện này thành trạng thái dường như loại bỏ việc sử dụng chúng cho vũ khí hạt nhân. Phía Nga đã không có cơ hội để xác minh và xác nhận, hoặc bác bỏ kết quả “tái trang bị” mà người Mỹ thực hiện, như đã quy định trực tiếp trong điểm 3 mục I của Chương III của Nghị định thư về Hiệp ước START.
Ngoài ra, Hoa Kỳ không đưa vào thống kê theo Hiệp ước bốn bệ phóng kiểu bàn cờ dùng cho công tác huấn luyện và cố gắng biện minh cho hành động của mình rằng, các bệ phóng này dường như liên quan đến chủng loại “bàn cờ huấn luyện” không có trong Hiệp ước.
Vấn đề Washington tạo ra này rõ ràng làm suy yếu khả năng tồn tại của Hiệp ước và ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng gia hạn nó. Việc tìm kiếm cách giải quyết vấn đề này đến nay vẫn chưa dẫn đến kết quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục đạt được việc làm sao để Hoa Kỳ không cố gắng tạo ra lợi thế đơn phương cho mình, để họ tuân thủ một cách đúng đắn và đầy đủ tất cả các điều khoản của Hiệp ước START, mà sau khi Hiệp ước INF bị Washington phá hủy, gần như là Hiệp ước quốc tế cuối cùng hạn chế tiềm năng tên lửa hạt nhân của Nga và Hoa Kỳ và tăng thêm cho hoạt động trong lĩnh vực này tính tiên lượng và kiểm tra tương hỗ.
Những vi phạm cam kết của Hoa Kỳ theo Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)
Hoa Kỳ một lần nữa lại thể hiện mình là một quốc gia không cho phép vi phạm NPT. Nhưng một lần nữa chúng tôi buộc phải lưu ý đến thực tế rằng, điều này không phải như vậy.
Hoa Kỳ vi phạm một cách trắng trợn nhất Điều I của NPT, trong khi lôi kéo các quốc gia phi hạt nhân là các thành viên khối NATO tham gia vào cái gọi là "sứ mệnh hạt nhân chung". Mọi người đều biết, thực tế hoạt động này của NATO trù tính đến các yếu tố của một sự hoạch định hạt nhân và phát triển kỹ năng xử lý vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Mỹ được triển khai trên lãnh thổ các nước thành viên phi hạt nhân của Liên minh với sự tham gia trực tiếp của đại diện các nước này, điều này đối với họ là vi phạm Điều II của NPT. Về việc chúng tôi thường xuyên lên tiếng công khai thì trong báo cáo không có một từ nào, mặc dù ở ngay phần đầu văn bản các tác giả đảm bảo rằng, họ sẽ trình bầy một cách trung thực và phủ nhận mọi khiếu nại đưa ra đối với họ về phần tuân thủ.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi Hoa Kỳ và đồng minh của họ chấm dứt vi phạm Hiệp ước quốc tế then chốt này, đảm bảo việc hòan trả lại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ về lãnh thổ quốc gia của Hoa Kỳ và phá bỏ tất cả các cơ sở hạ tầng – các cơ sở hạ tầng cho phép triển khai nhanh chóng số vũ khí này trên lãnh thổ các nước thành viên NATO khác. Cần từ bỏ hoàn toàn bất kỳ cuộc tập trận nào liên quan đến phát triển kỹ năng sử dụng vũ khí hạt nhân với sự tham gia của các quốc gia phi hạt nhân.
Hiệp định về tận dụng Plutonium vũ khí dư thừa (CJS)
Các căn cứ để Nga đình chỉ hiệu lực CJS được nêu trong Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga số 511 ngày 03.10.2016.
Vấn đề chính trong đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào các vấn đề nội bộ của Nga và mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO gần biên giới Nga. Ngoài ra, chúng tôi có cơ sở cho rằng, chính Hoa Kỳ đã vi phạm Nghị định thư năm 2010 kèm theo Thỏa thuận này.
Chúng tôi coi những căn cứ này là hoàn toàn đủ trong ngữ cảnh Công ước Viên về luật các điều ước quốc tế.
Hiệp ước về hạn chế thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất
Khẳng định của Hoa Kỳ về việc dường như đã xuất hiện các vụ thử hạt nhân là dối trá. Trong giai đoạn được nêu (1995-2018) Liên bang Nga đã không tiến hành các vụ thử hạt nhân.
Tạm hoãn thử hạt nhân được diễn giải theo tiêu chuẩn Mỹ
"dự trữ bằng không"
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia chịu trách nhiệm về việc Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) đến nay vẫn chưa bắt đầu có hiệu lực. Chúng tôi thấy không có lý do để thảo luận về thực chất hoặc bác bỏ các cáo buộc từ phía quốc gia này về việc không tuân thủ lệnh cấm thử vũ khí hạt nhân.
Đồng thời, tôi muốn nhấn mạnh ba điểm.
Thứ nhất. Nga chưa bao giờ cam kết tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn nào của Mỹ trong lĩnh vực thử hạt nhân.
Thứ hai. Khi chỉ ra cho các quốc gia khác “những tiêu chuẩn” nào đó cần thi hành, người Mỹ làm thinh giả tạo về “những cuộc thí nghiệm” đã nhiều năm nay họ tiến hành tại bãi thử hạt nhân ở bang Nevada.
Thứ ba. Chúng tôi coi những lời cáo tội này là nỗ lực vụng về biện minh trong mắt dư luận quốc tế và cộng đồng chúng ta cho một sự thật là, đã hơn hai thập kỷ sau khi để ngỏ Hiệp ước cho việc ký kết, Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện các bước đi thực tế để phê chuẩn và cuối cùng đã từ bỏ việc phê chuẩn này. Hơn nữa, có cơ sở để tin rằng, các cáo buộc chống lại các nước khác là có liên quan đến việc Washington chuẩn bị rút lại chữ ký của mình trong Hiệp ước và nối lại các vụ thử hạt nhân toàn diện.
Công ước về cấm vũ khí sinh học và độc tố
Hoa Kỳ một lần nữa cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản Công ước cấm vũ khí sinh học và độc tố (BTWC) trên cơ sở suy đoán về việc dường như có mối liên hệ tương hỗ giữa chương trình sinh học của Liên Xô và các nghiên cứu do nước chúng tôi tiến hành trong lĩnh vực vi sinh. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, các hoạt động của Nga trong lĩnh vực y-sinh mang tính chất hòa bình thuần túy và hoàn toàn phù hợp với các cam kết theo BTWC.
Như vậy, Washington đang cố gắng chuyển hướng chú ý của cộng đồng quốc tế khỏi các hoạt động xấu xa của chính mình trong lĩnh vực nhạy cảm này. Điều gây quan ngại là hoạt động sinh học-quân sự của Lầu năm góc ở các khu vực khác nhau trên thế giới, kể cả gần sát biên giới Nga. Chúng tôi đã nhiều lần lưu ý đến hoạt động ở Gruzia của cái gọi là Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng mang tên R.Lugar, nơi các quân nhân Mỹ "đăng ký cư trú". Họ tiến hành những nghiên cứu, mà vì những lý do hiển nhiên, Hoa Kỳ không cung cấp thông tin nào trong khuôn khổ các biện pháp củng cố lòng tin của BTWC.
Cụ thể, đây là nói về các công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ chế tạo máy bay không người lái để làm lây lan côn trùng bị nhiễm bệnh trong không khí như với tư cách phương tiện truyền các tác nhân truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, các loại đạn dược khác nhau cho vũ khí hạng nhẹ và xạ kích với những viên nang với công thức sinh học để lây nhiễm cho con người, cũng như các thí nghiệm với vi khuẩn bệnh dịch hạch có khả năng tạo ra màng sinh học bảo vệ chống lại tất cả các loại kháng sinh hiện có.
Quan điểm của Hoa Kỳ về nghị định thư ràng buộc về mặt pháp lý kèm theo Hiệp định BTWC với cơ chế kiểm tra hiệu quả có vẻ vô cùng phi logic. Trong khi chính thức ủng hộ việc củng cố Công ước và theo truyền thống đưa ra xác minh đảm bảo hiệu quả của bất kỳ thỏa thuận nào trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, Washington từ năm 2001 đã ngăn chặn các nỗ lực khôi phục công tác nghiên cứu soạn thảo nghị định thư kiểu này.
Chúng tôi kêu gọi đồng nghiệp Mỹ tiếp cận có trách nhiệm việc thực hiện các cam kết của họ theo BTWC, không phải bằng lời nói, mà bằng thực tế thúc đẩy quy chế của cơ chế quan trọng này về giải trừ quân bị đối với an ninh quốc tế.
Về vấn đề thực hiện CWC của Hoa Kỳ và việc chính trị hóa OPCW
Do tính chất nghiêm trọng của các cáo buộc chúng tôi vi phạm Công ước về cấm vũ khí Hóa học (CWC), Hoa Kỳ với tư cách là một bên tham gia điều ước quốc tế này trên cơ sở các điều khoản của văn bản này cần phải có đề nghị đến Liên bang Nga với mục đích giải quyết các tranh chấp có thể có trong các cuộc tham vấn song phương.
Phía Mỹ đã chọn con đường hoàn toàn khác của "nền ngoại giao loa phóng thanh". Cần lưu ý rằng, trong ngữ cảnh “vụ Skripals” được lấy cảm hứng từ Luân Đôn chống Nga, cả ban lãnh đạo phòng thí nghiệm Porton-Down của Anh, cả các chuyên gia OPCW đều không thể khẳng định nguồn gốc quốc gia của các chất được phát hiện ở các thành phố Salisbury và Amesbury của Anh. Hơn nữa, thậm chí từ các nguồn mở, như mọi người đều biết, chính tại Hoa Kỳ từ những năm 1980 đã tiến hành nghiên cứu các hợp chất hóa học tác động tê liệt thần kinh, trong đó theo kiến giải giả tạo được phân loại ở phương Tây dưới cái tên "Novichok". Những nghiên cứu và phát triển tương tự cũng được thực hiện ở Anh và còn ở khoảng hai chục quốc gia châu Âu – các nước thành viên và đối tác của NATO.
OPCW đã khẳng định, Liên bang Nga trên cơ sở vào các điều khoản của CWC đã công bố tòan bộ các kho dự trữ vũ khí hóa học của mình và dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt đã tiêu hủy chúng vào năm 2017.
Các tuyên bố về nghiên cứu thiết kế và ý định sử dụng “các sản phẩm vô hiệu hóa” là đặc biệt vô liêm sỉ trong bối cảnh phía Mỹ tiếp tục bảo tồn hàng loạt các bảo lưu kèm theo CWC, cũng như Nghị định thư Geneva về cấm sử dụng trong chiến tranh khí gây ngạt, khí độc hoặc các loại khí tương tự khác, và các tác nhân vi khuẩn ký năm 1925. Những bảo lưu này, trong số những thứ khác, trù tính khả năng sử dụng đáp trả đối với các hóa chất có tác dụng vô hiệu hóa. Hơn nữa, theo sắc lệnh hành pháp đang có hiệu lực của Tổng thống Hoa Kỳ № 11850 ngày 8 tháng 4 năm 1975, trong một số tình huống, thậm chí còn được phép sử dụng vào mục đích quân sự các phương tiện hóa học bị nghiêm cấm theo CWC để chống bạo loạn.
"Mối quan ngại" giả dối của Washington về Syria, hình như, đối với sự trợ giúp của Nga cho Syria trong việc sử dụng clo ở thành phố Duma và "việc thủ tiêu bằng chứng" tuyệt đối không đứng vững được. Nhiều chuyên gia độc lập từ khắp các nước trên thế giới, trong đó từ Hoa Kỳ, các chuyên gia Bộ Quốc phòng Nga đã đến hiện trường và thậm chí một số thành viên Phái đoàn OPCW về xác định chứng cứ sử ụng vũ khí Hóa học ở Syria (IUFS) đã nhiều lần tuyên bố (và đồng thời đã cung cấp các bằng chứng thuyết phục) rằng, vụ rắc rối này là sự khiêu khích thô bạo được dàn dựng bởi tổ chức phi chính phủ nhân đạo giả tạo “Mũ nồi trắng” bị các cơ quan đặc nhiệm Mỹ và Anh kiểm soát.
Quân cảnh Nga ở Syria, trái với sự khẳng định của Mỹ, đã không bao giờ can thiệp vào quá trình hoạt động điều tra. Ngược lại, họ đã đảm bảo sự an toàn về thể chất cho các thanh tra viên OPCW làm việc tại thành phố Duma. Điều này được lãnh đạo Ban Thư ký Kỹ thuật OPCW đánh giá cao và được phản ánh trong báo cáo kết luận của Ủy ban đặc biệt. Bởi vậy, khi đưa ra những tuyên bố như vậy, Washington một lần nữa công khai nghi ngờ về tính khách quan của Ban Thư ký Kỹ thuật OPCW. Đồng thời, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ vào tháng 4 năm 2018 đã tiến hành cuộc tiến công tên lửa vào vùng ngoại ô Damascus, điều này vi phạm các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, bằng cách đó đã ngăn cản sự xuất hiện kịp thời của các chuyên gia OPCW đến hiện trường vụ rắc rối về hóa chất này.
Trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận việc tham gia đáng kể của Mỹ vào việc thành lập theo sáng kiến của Pháp “Quan hệ đối tác quốc tế chống lại việc sử dụng không bị trừng phạt đối với vũ khí hóa học" (International Partnership Against Impunity for Use of Chemical Weapons) – quan hệ đối tác về không phổ biến một cách giả tạo. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Mục đích thực sự của “câu lạc bộ về các lợi ích” là ở chỗ không phải để xác định sự thật, mà ngược lại là “sự phân định” ra các thủ phạm trong khi phớt lờ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Không ngạc nhiên là ngay trong quá trình phiên họp đầu tiên của "Quan hệ đối tác" những đại diện cấp cao của Mỹ và Pháp đã cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học, và họ cáo buộc Nga âm thầm "bảo trợ" Damascus.
Hoa Kỳ trong số các “thành tựu” của mình đã nêu vai trò then chốt trong việc triệu tập theo sáng kiến của Anh Quốc dưới cái cớ bịa đặt “Vụ Skripals” vào tháng 6 năm 2018 một phiên họp đặc biệt của Hội nghị các quốc gia thành viên CWC (KSU), kết quả là đã thông qua một quyết định bất hợp pháp giao cho OPCW - về bản chất có chức năng kỹ thuật thuần túy – các chức năng “xác định những người có tội” trong việc sử dụng vũ khí hóa học (cái gọi là “thuộc tính”). Đồng thời, tuyệt đối không đếm xỉa đến việc quyết định này hoàn toàn đi ngược lại CWC, xâm phạm đặc quyền tuyệt đối của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vì vậy, nhiều quốc gia-thành viên CWC không công nhận quyết định này, họ nhận thức rõ ý đồ địa chính trị đứng sau sáng kiến này với bất kỳ lý do nào nhằm loại bỏ chính phủ hợp pháp của Syria.
Thực tế chính trị-quân sự và Hiệp ước CFE
Do các tác giả báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa đã đề cập đến việc Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu (CFE), sau khi trình bày nó như sự “vi phạm” các cam kết theo Hiệp ước này, chúng tôi muốn nhắc lại như sau.
Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã nhiều lần phớt lờ các điều khoản hạn chế của Hiệp ước CFE bằng cách mở rộng NATO. Đồng thời, họ bằng mọi cách có thể đã trốn tránh việc đổi mới do Nga đề xuất về quy chế kiểm soát vũ khí thông thường ở châu Âu (CACRE) phù hợp với thực tế quân sự-chính trị mới trên lục địa này. Khẳng định nổi bật nhất cho điều này là sự từ chối của Hoa Kỳ phê chuẩn Thỏa thuận về thích ứng Hiệp ước CFE.
Chỉ sau khi Nga đình chỉ hiệu lực CFE, Mỹ và các đồng minh của họ đã buộc phải nói về "sự cần thiết quyết định vấn đề số phận tương lai của CACRE ". Tuy nhiên, những nỗ lực của họ sử dụng đối thoại về tổ hợp vấn đề này với tư cách đòn bẩy áp lực lên Nga cuối cùng dẫn đến việc đóng băng CACRE.
Trên lời nói, trong khi thể hiện cam kết “duy trì, củng cố và hiện đại hóa việc kiểm soát vũ khí thông thường ở Châu Âu’, trên thực tế Hoa Kỳ và NATO đang hướng các nỗ lực của họ để “chế ngự” Nga và tiếp tục thay đổi sự cân bằng lực lượng ở khu vực Châu Âu theo hướng có lợi cho họ, kể cả ở sát biên giới Nga. Những cố gắng của Hoa Kỳ diễn giải một cách "linh hoạt" các điều khoản của Đạo luật cơ cơ sở Nga-NATO về "các lực lượng tác chiến cơ bản", cùng với việc gia tăng số lượng vũ khí hạng nặng và thiết bị quân sự tại các nơi đóng quân và các kho hàng Châu Âu thuộc các trạm tuyến đầu của NATO là một sự cân bằng nguy hiểm trên ranh giới vi phạm các điều khỏan của văn bản quan trọng bậc nhất này.
Xuất phát từ tòan bộ các nguyên nhân này, việc quay trở lại chủ đề thực thi Hiệp ước CFE đã lỗi thời một cách vô vọng từ lâu sẽ không có ý nghĩa gì.
Liên quan đến triển vọng nghiên cứu soạn thảo quy chế mới cho CACRE trên những nguyên tắc an ninh bình đẳng và không phân chia, cân bằng quyền và nghĩa vụ của các bên, thì cần phải xem xét chúng trong ngữ cảnh NATO từ bỏ các biện pháp “chế ngự” quân sự Nga ở châu Âu, bình thường hóa quan hệ với Liên bang Nga, kể cả trong lĩnh vực giao lưu tiếp xúc theo đường quân sự và khôi phục sự hợp tác phù hợp.
Hiệp ước về bầu trời mở
Đây hòan toàn không phải lần đầu tiên phía Mỹ sao chép lại bộ cáo buộc mẫu là Nga dường như vi phạm Hiệp ước Bầu trời mở (TOS). Chúng tôi đã nhiều lần đưa ra những câu trả lời đầy đủ cho những khiếu nại này cả cho Ủy ban tư vấn lẫn về bầu trời mở (UNSC) cũng như trong các bình luận liên quan đến các báo cáo tương tự trước đây của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Giới hạn tầm bay xa tối đa trên không tỉnh Kaliningrad. Một lần nữa, chúng tôi nhắc lại rằng, giới hạn này được áp dụng theo các điều khoản của TOS và quyết định số 3/04 của UNSC. Quy trình hiện hành (được thiết lập phù hợp với quyền của quốc gia-thành viên bố trí bổ sung các sân bay thuộc bầu trời mở và quy định tầm bay xa tối đa tại các sân bay này (mục 1 c)) không tăng số lượng chuyến bay – các chuyến bay tạo khả năng quan sát toàn bộ lãnh thổ Nga (mục 1a) và đảm bảo hiệu quả cao hơn trong việc theo dõi địa phận tỉnh Kaliningrad so với phần lãnh thổ còn lại của Nga và lãnh thổ các quốc gia-thành viên khác, trong đó các nước láng giềng (Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia).
Giới hạn các chuyến bay theo TOS gần biên giới các Quốc gia độc lập Abkhazia và Nam Ossetia. Các giới hạn này được áp dụng phù hợp với Hiệp ước - quy định các chuyến bay quan sát được thực hiện không gần hơn 10 km tính từ biên giới quốc gia không phải là một bên tham gia Hiệp ước.
Với mục đích duy trì Hiệp ước và phá vỡ bế tắc vào tháng 4 năm 2018 chúng tôi đã dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay trên các khu vực dài 10 km dọc biên giới Nga ở vùng Kavkaz. Đồng thời, chúng tôi bảo lưu quyền trở lại vấn đề này trong tương lai và cảnh báo rằng, việc gắn tính chất thường xuyên cho việc cho phép của chúng tôi thực hiện các chuyến bay quan sát trong các khu vực đã nêu chỉ có thể với điều kiện Gruzia tự nguyện thực hiện các cam kết của họ về việc tiếp nhận các phái bộ của Nga.
Cho đến nay, quan điểm của Tbilisi vẫn không thay đổi. Do đó, Nga đã buộc phải từ chối chuyến bay quan sát trong các khu vực 10 km trong quá trình các chuyến bay chung của Thụy Điển, Đức và Hoa Kỳ trên lãnh thổ chúng tôi vào tháng 4 năm nay.
Đáng tiếc, trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa các vấn đề tuân thủ TOS của Hoa Kỳ một lần nữa bị che giấu ngay chính từ phía Hoa Kỳ.
Thứ nhất. Năm 2016, Hoa Kỳ đã không đảm bảo cho việc hạ cánh an toàn của máy bay quan sát An-30B của Nga xuống điểm nhập cảnh-xuất cảnh, sau khi từ chối cung cấp số lượng sân bay trung gian cần thiết. Đến nay, tình hình vẫn không thay đổi. Đây là hành vi vi phạm TOS từ phía Hoa Kỳ.
Thứ hai. Trong năm 2017 đã hủy bỏ các điểm dừng để nghỉ ngơi cho các phi hành đoàn các máy bay quan sát vào ban đêm tại các sân bay tiếp thêm nhiên liệu Robins và Ellsworth, điều này vi phạm quyền của bên quan sát thực hiện các chuyến bay quan sát đối với tầm bay xa tối đa đã được quy định xuất phát từ các định mức áp lực giới hạn lên phi hành đoàn, mà điều đó đã là vấn đề an toàn bay.
Thứ ba. Hoa Kỳ vi phạm Hiệp ước, đã quy định tầm bay xa tối đa trên lãnh thổ Quần đảo Hawaii từ sân bay tiếp thêm nhiên liệu Hikam. Đồng thời, theo TOS tầm bay xa tối đa được quy định chỉ từ các sân bay bầu trời mở và được tính toán theo một số quy tắc nhất định. Việc Hoa Kỳ thiết lập giới hạn tầm bay xa 900 km trái với các điều khoản của TOS trong mọi trường hợp là không phù hợp với Hiệp ước, vì nếu tính toán khắt khe hơn thì tầm bay xa này là không ít hơn 1160 km.
Thứ tư. Hoa Kỳ đã quy định hạn chế các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ quần đảo Aleutian, theo đó máy bay của phía quan sát luôn phải nằm trong phạm vi biên giới ngoài khu vực lân cận kéo dài 24 hải lý từ bờ biển. Hạn chế này không được Hiệp ước quy định và làm giảm đáng kể hiệu quả của chuyến bay quan sát.
Thứ năm. Trong quá trình các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của mình, Hoa Kỳ thiết lập các hạn chế về độ cao của máy bay quan sát – các hạn chế này không được TOS quy định và trái với ICAO (chương 16) - ICAO khuyến nghị với mục đích đảm bảo các chuyến bay của các máy bay quân sự phải phân bổ không phận an toàn trên cơ sở cố định hoặc di động.
Văn kiện Viên năm 2011
Chúng tôi buộc phải lưu ý rằng, trong vấn đề đánh giá việc tuân thủ các cam kết theo Văn kiện Viên năm 2011 (VD-2011) về các biện pháp củng cố lòng tin và an ninh, Hoa Kỳ thường xuyên đưa ra các cáo buộc chống lại Nga về "thực thi có chọn lọc" và "thiếu minh bạch".
Các yêu sách của Hoa Kỳ theo VD-2011 chung quy là xác nhận các quan ngại nào đó của Hoa Kỳ xuất hiện từ năm 2014 liên quan đến "việc Nga thực hiện VD-2011, kể cả đối với Ukraina".
Thứ nhất. Trong khi cáo buộc vô lý Nga “vũ trang, huấn luyện những kẻ ly khai ở Đông Ukraine và phối hợp tiến hành các hoạt động quân sự với họ”, Hoa Kỳ và các nước NATO đã kỳ thị nghiêm trọng vai trò của VD-2011 với tư cách là như một công cụ kiểm soát khách quan hoạt động quân sự của các quốc gia-thành viên OSCE. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng, Liên bang Nga không phải là một bên của cuộc xung đột nội bộ ở Ukraina.
Liên quan đến việc lặp đi lặp lại các cáo buộc liên quan đến Văn kiện Viên (cũng như CFE) về “xâm lược”, “thôn tính” Crimea và bố trí quân đội ở đó “không có sự đồng ý của phía tiếp nhận”, thì việc sáp nhập bán đảo vào Nga là kết quả của việc tự do bày tỏ ý nguyện của cư dân đa sắc tộc ở đó và quy chế hiện tại của nước Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol với tư cách là các chủ thể của Liên bang Nga, đã được giải quyết dứt khoát và không cần thảo luận. Vì vậy, Nga được tự do triển khai quân đội và thiết bị kỹ thuật quân sự trên lãnh thổ của mình, còn các mưu toan kiểm tra lãnh thổ Crimea trong khuôn khổ thanh tra Ukraina là khiêu khích và vô ích. Tất nhiên, đồng thời Nga sẵn sàng tiếp nhận các thanh tra viên, quan sát viên và các nhóm đánh giá ở Crimea trong trường hợp Nga gửi các yêu cầu tương ứng theo Văn kiện Viên.
Nhân tiện cũng nói rằng, chính Kiev cho đến nay vẫn chưa thực thi các cam kết của mình theo Văn kiện Viên liên quan đến hoạt động quân sự của các lực lượng của họ tại Donbass. Điển hình là trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không nói gì về điều này.
Thứ hai. Liên quan đến những lời trách móc chúng tôi không cung cấp thông tin về các căn cứ quân sự của các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga phân bố trên lãnh thổ của Abkhazia và Nam Osetia, chúng tôi lưu ý rằng, các quốc gia có chủ quyền này không phải là những thành viên tham gia OSCE và vì vậy họ không nằm trong khu vực áp dụng các biện pháp củng cố lòng tin, như Văn kiện Viên 2011 xác định. Các chuyên gia Mỹ chuẩn bị phần báo cáo này chắc chắn nhận thức rõ điều này. Tất nhiên, họ cũng biết rằng, thông tin đã đề cập được Nga cung cấp phù hợp với văn bản khác của OSCE – Trao đổi tòan cầu về thông tin quân sự.
Thứ ba. Về các hệ thống vũ khí và thiết bị kỹ thuật chính của Nga được đề cập trong báo cáo, chúng tôi lưu ý rằng, xe bọc thép BRM-1K về các đặc tính của nó không thuộc bất kỳ chủng loại thiết bị nào mà thông tin về nó cần được thông báo theo Văn kiện Viên, còn một số mẫu máy bay của chúng tôi chưa được chấp nhận chính thức vào biên chế vũ trang (đang tiến hành thử nghiệm về sản xuất hoặc thử nghiệm tại các đơn vị quân đội).
Tiến trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau khi hoàn thành thời gian yêu cầu làm thủ tục và đưa ra quyết định phân loại các sản phẩm này vào các danh mục cụ thể thuộc phạm vi VD-2011, tất cả các điều khoản của Văn kiện Viên về vấn đề này sẽ được thực hiện.
Thứ tư. Việc thiếu thông tin liên quan đến lữ đoàn phòng thủ bờ biển số 126 và trung đoàn không quân tiêm kích số 14 là do các đơn vị này không phù hợp với định nghĩa “đơn vị tác chiến” và “đơn vị tác chiến hàng không”, mà về các đơn vị này thông tin cần được cung cấp phù hợp với điểm 10 VD.
Thứ năm. Trong năm 2018, như trước đây, phía Nga đã tự nguyện liên tục gửi tới các quốc gia-thành viên OSCE, kể cả Hoa Kỳ các thông báo chi tiết các thông số của những cuộc kiểm tra đột ngột, cũng như đã thông tin về các cuộc tập trận quân sự lớn hơn, dưới ngưỡng của VD (cuộc tập trận chung Nga-Belarus “Phương Tây-2018").
Liên quan đến việc viện dẫn nguồn từ các phương tiện truyền thông đại chúng Nga về tiến hành các loại tập trận khác nhau mà không có thông báo tương ứng hoặc lời mời các quan sát viên nước ngoài, thì tất cả các cuộc tập trận loại này – chiểu theo các thông số của chúng – đều không vượt quá ngưỡng hoạt động quân sự được thông báo. Vì lý do đó không đòi hỏi việc gửi thông báo nào đó hoặc mời quan sát viên theo quy định của VD-2011.
Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.
Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền
Khoản 5
- Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.
Khoản 6
- Không là đối tượng bản quyền:
- Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
- Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
- Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
- Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).
Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.
Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).
Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.
Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.
Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền
Khoản 5
- Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.
Khoản 6
- Không là đối tượng bản quyền:
- Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
- Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
- Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
- Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).
Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.
Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).
Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.