Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến 70 năm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến 70 năm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương  (2019) 
của Bộ Ngoại giao Nga, do Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dịch

Tuyên bố ngày 4 tháng 4 năm 2019.

Ngày 4 tháng 4 tròn 70 năm ngày ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trên cơ sở đó NATO được thành lập. Nhân dịp này, tại Washington, ngày 3-4 cuộc họp “kỷ niệm” của Hội đồng NATO ở cấp Bộ trưởng ngoại giao được tổ chức.

Như chương trình nghị sự của sự kiện này và tính chất các quyết định của Hội đồng NATO cho thấy, khối Bắc Đại Tây Dương không có ý định từ bỏ việc mở rộng đối đầu chính trị quân sự với Nga. Nhiệm vụ then chốt của liên minh, nói chung, không có gì thay đổi kể từ khi thành lập năm 1949 - tập hợp hàng ngũ các đồng minh dưới ngọn cờ răn đe “các mối đe dọa từ phương Đông”.

Mặc dù, NATO chính thức tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Nga, nhưng không thấy có bước đi cụ thể nào. Tất cả có cùng một ngôn ngữ tối hậu thư và thiếu sẵn sàng xem xét thực chất các vấn đề cơ bản về an ninh châu Âu trong định dạng cuộc nói chuyện có ý nghĩa hướng tới kết quả. Nga vẫn sẵn sàng hợp tác để giảm căng thẳng, khôi phục niềm tin, ngăn ngừa sự hiểu lầm về ý định của nhau và giảm rủi ro của các sự cố nguy hiểm. Tuy nhiên, từ phía NATO chúng tôi hiện không thấy bất kỳ sáng kiến ​​mang tính xây dựng nào về vấn đề này. Đến nay các kênh đối thoại quân sự vẫn bị chặn.

Việc mở rộng các tiềm năng liên kết của liên minh và hoàn thiện tiếp theo cơ sở hạ tầng quân sự gần biên giới chúng tôi để điều động nhanh chóng lực lượng và thiết bị sang phía Đông đang được tiếp tục. Các quỹ bổ sung cũng được phân bổ cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, UAV và máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Đồng thời, những nỗ lực mà các nước NATO, chủ yếu là Hoa Kỳ, thực hiện trên cơ sở song phương đang bị dập tắt. Các kế hoạch đang được thảo luận để bố trí căn cứ quân sự lớn mới ở phía Đông hoặc các liên kết cố tình đi ngược lại nghĩa vụ của Định ước cơ bản Nga - NATO, mà định ước này vẫn là một trong số ít các thỏa thuận nhằm duy trì sự ổn định ở châu Âu.

Sau khi quân sự hóa vùng Đông Bắc châu Âu, trước đây yên tĩnh về mặt quân sự, NATO quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự trên sườn Biển Đen. Tất cả các thành phần được tăng cường – trên không, mặt đất và biển. Đại diện thường trực của Hoa Kỳ bên cạnh NATO tuyên bố rằng, việc này đang được thực hiện để “đảm bảo việc qua lại của các tầu bè Ukraine”, nghĩa là, đang đẩy Kiev tới những hành động khiêu khích mới.

Đường lối tăng cường tiềm năng quân sự của Tbilisi đã được khẳng định. Dung túng khát vọng quân phiệt ở Tbilisi năm 2008 đã dẫn đến những hậu quả bi thảm, không cho phép lặp lại chúng. Cường độ và quy mô các cuộc tập trận dưới sự bảo trợ của NATO và các quốc gia thành viên đang gia tăng, tiến hành huấn luyện các kỹ năng không chỉ trong hoạt động phòng thủ, mà còn tấn công trong mọi môi trường, kể cả trong không gian mạng.

Chúng tôi không thể coi các biện pháp này không gì khác, là một bước đi nữa gây bất ổn tình hình, nỗ lực gây áp lực. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng, sự thận trọng sẽ thắng thế và các nước NATO sẽ kiềm chế các hành động có thể dẫn đến leo thang căng thẳng nguy hiểm và nguy cơ xảy ra sự cố quân sự.

Viễn cảnh trượt tới cuộc chạy đua vũ trang mới do sự gia tăng không ngừng trong chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên NATO là đáng báo động. Tổng cộng, năm 2018 lên tới khoảng 1 nghìn tỷ Đô la Mỹ, chiếm hơn một nửa chi tiêu toàn cầu cho các mục đích này và vượt quá ngân sách quốc phòng của Nga hơn 20 lần.

Quyết định của Hoa Kỳ huỷ bỏ Hiệp ước INF được các nước thành viên NATO ủng hộ một cách mù quáng trong khuôn khổ kỷ luật khối, gây bất ổn đáng kể trong lĩnh vực an ninh. Đề xuất của chúng tôi mang tính minh bạch chưa từng có trong lĩnh vực này đã bị bỏ qua.

Đây là những thực tế đến ngày hôm nay.

Kỷ niệm 70 năm là một lý do tốt để đánh giá vai trò của NATO trong việc đảm bảo an ninh của châu Âu. Đối với ai đó, nó dường như là “Liên minh thành công nhất trong lịch sử”. Về quan điểm đóng góp của nó vào việc đảm bảo sự thống trị chính trị - quân sự của Hoa Kỳ ở châu Âu và Euro-Atlantic là không còn nghi ngờ gì nữa.

Tuy nhiên, cũng không thể chối cãi rằng, do việc đặt cược vào vai trò trung tâm NATO, đã bỏ qua cơ hội thành lập hệ thống an ninh không thể chia cắt, dân chủ, thực sự toàn diện không có đường phân chia và vùng ảnh hưởng.

Tham vọng độc lập của liên minh, không cân nhắc đến các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế và thường không tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực vượt ra ngoài khuôn khổ phòng thủ tập thể đã dẫn đến kết quả thảm hại.

Nam Tư, Afghanistan, Libya - các chiến dịch của liên minh dẫn tới hỗn loạn, tàn phá và nhiều thương vong cho dân thường. Những hành động này đã giáng một đòn nặng nề vào những điều cơ bản của luật pháp thế giới. Nỗ lực thay thế nó bằng “một trật tự dựa trên các quy tắc” là nền tảng của cuộc khủng hoảng an ninh châu Âu ngày nay.

70 năm là độ tuổi mà sự khôn ngoan phải thắng những tham vọng quá độ và chứng ám ảnh sợ hãi. Đã đến lúc các quốc gia thành viên NATO phải chấm dứt việc hồi sinh “mối đe dọa từ phía Đông”. Thế giới cần giảm căng thẳng quân sự - chính trị vì hòa bình và thịnh vượng của tất cả các dân tộc chúng ta.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.

Bản dịch:

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.