Bước tới nội dung

Bả phồn hoa/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bả phồn hoa của không rõ, do Nhượng Tống dịch
Hồi thứ mười tám

HỒI THỨ MƯỜI TÁM

Giả dồ-dại vào thám nhà-thương-điên
Khéo dò la tìm ra chữ Mộng-thảo.

Bấy giờ La-Lăng việc gì cũng còn nghe ngóng tin tức cả, nhân rỗi việc mới chú-ý đến Úy-Nùng. Chàng bỏ hai tuần lễ về việc thám thính đó. Một hôm, chàng ăn mặc giả ra một người nhà buôn, ban ngày cầm dao, chạy rông hò-hét ở đường phố. Cảnh-sát thấy vậy, liền bắt bỏ vào nhà-thương-điên. Được hôm trước, đến hôm sau thì chàng đã tỉnh táo như thường và có một người bạn vào thăm chàng, đưa cho rất nhiều tiền. Chàng đưa tiền cho các người canh, nhân nói chuyện với họ rằng mình chỉ vì bực tức về việc nhà nên thành thử phát điên mà không biết. Nay đã lành mạnh, chỉ đợi thày thuốc khám cho thì sẽ được ra. Các người canh thấy vậy cũng không săn sóc lắm. Chàng nhân thế, lẻn đi thăm khắp các chỗ. Đến chỗ nhốt Úy-Nùng liền ghi nhớ lấy. Đêm hôm ấy cậy cửa ra; nhẩy phắt lên nóc nhà, dò đến chỗ mình đến lúc ban ngày, cậy mấy hàng ngói rồi đánh đu leo xuống. Úy-Nùng bấy giờ đã ngủ. Chàng liền lục soát các túi quần túi áo, chẳng thấy có gì hết. Xong đó, rút túi lấy ra một vuông khăn, một tay bịt mũi, một tay phủ vào mặt Úy-Nùng. Nguyên vuông khăn đó có tẩm một thứ thuốc mê hạng nhẹ. Kẻ ngửi phải chân tay tự nhiên mất cả sức mạnh, chỉ có không đến ngất đi mà thôi. Chàng phủ vào một chút rồi nhấc ra mà lay Úy-Nùng rậy. Úy-Nùng vuôn vai ngồi lên, rồi lấc láo nhìn chàng mà hỏi:

— Mình đã đến đấy à? Sao không ở với thằng Thiếu-My? La nghe câu ấy mừng thầm, lấy tay che mặt, rồi giả dọng ỏn-ẻn mà rằng:

— Phải! Tôi đến thăm mình đây! Bây giờ tôi không yêu Thiếu-My nữa. Úy-Nùng ôm choàng lấy chàng, ghé môi hôn mà nói:

— Ừ! Có thế chứ! Cha mẹ thằng Thiếu-My! Ông thì giết nó! Ông thì giết nó! Vừa nói vừa làm bộ như khoa dao định giết người. Chàng đỡ lời mà nói:

— Không cần! Để tôi giết hộ cho! Thế nhưng nó ở đâu? Mình bảo tôi thì tôi mới giết được! Úy-Nùng ngẫm nghĩ một chút rồi bỗng rưng cất tiếng quát thét, cứ gọi Doãn-giác-Chi mà chửi hoài. Chàng thấy hỏi một đằng thỉnh một nẻo thì biết là máu điên đã lên đến độ cao, liền đứng lùi ra mà nhìn lại. Úy-Nùng nói lảm-nhảm một lúc rồi ôm chặt lấy cái gối ở bên mình mà hôn lấy hôn để, vừa hôn vừa nói:

— À Tây-quan! À Tây-quan! Ta yêu mình quá! Ối chà ôi đốt pháo! Đùng! Đùng! Lẹt đẹt! Đùng!.. Chàng biết là hơi thuốc đã hả, hỏi nữa cũng chẳng ích gì, liền thừa cơ cầm chiếc khăn úp vào mặt cho Úy-Nùng mê mà nằm vật ra, rồi đó lại lần lên nóc nhà, xếp lại hàng ngói cũ, và lần về chỗ nhốt mình, ngồi yên để nghĩ lại những lời anh điên nói. Nghĩ hàng mấy tiếng đồng hồ mà chẳng đoán ra làm sao cả. Đêm khuya người mệt, nằm ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Cách hai hôm sau, thày thuốc đã đến khám nghiệm, tha cho chàng ra khỏi nhà-thương-điên. Chàng thuê xe về thẳng nhà. Thằng nhỏ thấy chủ đi vắng luôn đến mười hôm, đương mong sốt cả ruột, thấy chàng về mừng lắm. Chàng hỏi ở nhà có ai đến thăm không, thì nó nói là có một mụ ăn mày vẫn thường đến, và một mụ nữa răng vàng má phấn mà tự nói là ở ngõ Lan-quế. Hai người đều dặn rằng chàng về thì đến tìm họ ngay. Chàng gật đầu, vào trong nhà tắm rửa sạch sẽ, gọi thợ cạo đến sửa râu cắt tóc hẳn hoi, cái hình dạng anh điên lúc ấy đã mất hẳn đi rồi, bấy giờ mới ra hiệu ăn cơm và về phòng nằm nghỉ. Chiều hôm ấy, chàng đến thăm người thày cãi hỏi tin tức thì ra Ngao-Bưu đã mắc bệnh chết ở trong ngục, cái án Lý-Hoa lại càng khó gỡ, vì rằng nó còn sống, thì hoặc-giả tra tấn rữ còn mong có lúc phản-cung, nay đã chết thì ngay hay gian biết xét ra thế nào. Chàng nghe tin rất là bối rối, ngồi một lúc rồi từ biệt ra về. Vừa về đến cửa thì đã trông thấy mụ Hai-Trương đứng chờ, chưa kịp chào đã hý-hởn mà nói rằng:

— Tôi mới được một tin lạ lắm. Mong ông mãi. La buồn dầu mà nói:

— Lạ lắm? Hay là lại như những lần trước đấy thôi! Mụ cứ lấy tiền của tôi mãi mà rút lại chẳng được việc gì hết. Mụ-già nói:

— Xin ông đừng vội trách. Tôi đã vì việc ông ủy-thác mà lần mãi sang bên tỉnh, đã dò được đích xác tung-tích con ấy, không lơ mơ như những lần trước nữa đâu. Mời ông vào trong nhà. Câu truyện nói ra dài lắm, đứng đây không được tiện. La theo lời mụ-già, vào ngồi lả trong một cái ghế bành mà hỏi:

— Mụ cứ nói vắn-tắt: Sang tỉnh có việc chi mà dò hỏi ra thế nào? Mụ-già nói:

— Xin ông đừng nóng. Để tôi thuật rõ lại đầu đuôi. Nguyên từ hôm tôi biết tin vây bắt cái nhà ở ngõ Lan-Quế không được việc gì, thì lại hết sức đi lùng cặp trai gái ấy, vì tôi đã nhận kỹ được mặt chúng nó. Một hôm tôi đến ăn xin ở phố Ty-Lợi, gặp một người ở vú họ đem cơm cho tôi. Người vú đó tôi quen đã lâu, thường khi có mụn-vá vẫn cho mụ ta, nên mụ ta vẫn đãi tôi vào hạng biệt-nhỡn. Bấy giờ tôi như có ý, như vô ý, mà hỏi: Cái đôi trai gái, mặt đèm-đẹp, khi thì đi xe, khi thì đi kiệu, hay đến đây độ trước, vài ba hôm nay mụ có thấy họ đến đây nữa không? Mụ ta nghe hỏi ra ý kinh-ngạc, trông sau trông trước, rồi mới sẽ bão tôi rằng:

Có phải cái anh on trai thì hay mặc áo dài, cổ tay có đeo cái « khong » ngọc, và cái chị con gái lẳng lơ như nhà-thổ, đi hay trông lại đàng sau ấy không? Tôi đáp: Chính phải. Họ với ông chủ ở đây là quen biết thế nào vậy? Mụ-ta nói: Anh con trai ấy vốn không quen ông chủ toi, ông chủ tôi là người tây. Chỉ có chị chàng ta là quen bà chủ tôi mà thôi. Sở dĩ thế là vì chị ta trước có làm cô giáo, năng đi lại một trường nữ-học kia Bà-chủ-tôi vì có dậy âm-nhạc ở trường ấy, thành ra quen biết nhau. Từ đó năng đi lại luôn, chẳng ao lâu đã thành ra thân mật. Chị ta liền giới thiệu anh chàng ấy lại chơi với bà chủ tôi. Ông chủ tôi cũng biết tiếng ta, người buôn-bán to mà tính rất hào-hiệp. Lân-la họ làm quen, cũng thành ra thân thiết. Thường thường đem nhau đến ngủ trọ và đánh bài. Thế nhưng mươi hôm nay thì họ đã dọn về bên tỉnh rồi, không ở đây nữa. Tôi liền hỏi: Dọn đi từ bao giờ? Ở phố nào và gần đây ra sao? Mụ ta thấy tôi hỏi cặn kẽ quá, có ý nghi, nét mặt trông khác hẳn. Tôi giả vờ như không trông thấy, cúi xuống cái thúng khâu, nhặt một cái mụn đoạn khá rộng mà ngắm Quả nhiên mụ ta mắc mẹo, vừa giật lấy xem vừa nói: Cái mụn đẹp nhỉ! Có làm gì không có thì cho tôi. Tôi cười mà nói: Được! Nếu bác thích thì cứ cầm lấy. Tôi còn kiếm được ôi! Mụ ta thích, cười híp cả mắt lại. Thế là đã ăn phải bả, liền kéo gan kéo ruột ra mà nói rằng:... Trước hôm họ dọn về tỉnh có đến đây từ biệt vợ chồng ông chủ tôi. Hôm ấy hai anh chị đều ăn mặc giả hình, trông như một con nhài và một thằng quít vậy. Đến nỗi ông chủ, bà chủ tôi nhìn mãi mới nhận ra được. Hỏi họ sao lại ăn mặc như thế, thì họ nói rằng: Miền nhà quê họ lắm trộm cướp lắm. Nghe tiếng họ giầu có chỉ muốn bắt cóc. Đã theo rõi họ ra đến đây, vào hỏi vay nợ. Họ không cho, quân cướp lấy làm thù lắm. Vì vậy họ phải thay hình đổi dạng dọn sang tỉnh ở độ tháng rưỡi để tránh quân cướp làm hại, rồi ra sẽ liệu sau. Ông bà chủ tôi cũng tin lời, liền viết thư giới thiệu cho họ đến ở một nhà phú-thương ở phố Tây-quan bên tỉnh. Vì nhà ấy ở rộng lắm, còn nhiều gian phòng bỏ không Kỳ thực thì họ nói, tôi đoán toàn là nói bịa mà thôi. Cái bụng chị-chàng càng ngày tôi càng thấy phưỡn ra! Mà anh chàng nọ thì cũng kiểu nhân tình nhân-ngãi chứ chẳng phải vợ chồng gì Vậy họ nói dọn nhà là tìm chỗ đưa nhau đi đẻ đó thôi, chứ chẳng phải là có giặc-cướp nào dọa bắt-cóc bắt-nhái gì hết. Câu họ nói, chỉ đánh lừa được ông chủ, bà chủ tôi đó thôi. Họ đã được thư giới-thiệu rồi, sáng sớm hôm sau liền đáp tầu về tỉnh. Lúc đi chỉ có một cái túi tiền và một cái va-ly quần áo. Tôi phải xách đỡ ra đến bến tầu. Chị chàng lúc đi, có cám ơn và móc túi tiền lấy đồng bạc cho tôi.... Mụ ta kể rành mạch như thế, ông bảo tôi dò hỏi có khéo không? Chẳng hay ông định thưởng cho tôi những gì, chứ lần này thì chả có nói chuyện như lần trước được nữa!... La hớn-hở mà nói:

— Khá đấy! Lần này thì ta sẽ trọng thưởng cho mụ. À, tại thế nên mụ mới lần sang bên tỉnh đấy? Chẳng hay dò-hỏi ra thế nào? Mụ Hai-Trương nói:

— Sau tôi có dặn mụ ta dò hộ cái số nhà của họ trọ ở phố Tây-quan Mấy hôm sau mụ ta dò được bảo tôi. Tôi mừng quá chạy ngay lại tìm ông thì khi ấy ông đi vắng. Tôi nóng ruột đợi không được Ngày hôm sau đáp tầu sang tỉnh, vừa ăn xin vừa đi hỏi dò. Cứ lời dặn, đến số nhà 21 phố Tây-quan Trước cửa có một cái biển gỗ con mới làm, chỉ đề có ba chữ « Mộng-Thảo-Đường », chứ chẳng có họ tên gì cả Hôm tôi đến, thì con ấy đã nằm-bếp, đẻ ra một đứa con gái. Hàng xóm cũng có vài nhà đến mừng, xác pháo thấy rắc đầy đường. Tôi cũng đi lẫn vào với bọn ăn mày ở đấy, vào đám xin ăn.... La-Lăng nghe đến đấy, sực nhớ đến những câu nói « Tây-quan! Tây-quan! » « Đùng! Đùng! Đùng! » của Úy-nùng nói ở trong nhà-thương-điên, bấy giờ mới hiểu nghĩa, song vẫn lấy làm lạ rằng sao Úy-Nùng lại biết cặn kẽ được như thế. Mụ Hai-Trương lại nói tiếp rằng:

— Tôi vào nhà ấy ăn mày mấy mươi lượt, thì ra cặp trai-gái ấy vẫn còn ăn mặc giả hình. Và nghe đâu đợi cho đứa trẻ đầy tháng, thì lại dọn đi chỗ khác. La-Lăng sốt ruột mà hỏi:

— Thế từ hôm mụ sang bên ấy đến nay, tính ra đã mấy hôm rồi? Mụ già nói:

— Tất cả chưa đến hai tuần lễ. La nghe câu ấy mới yên lòng mà nói:

— Thế thì còn kịp. Tôi sẽ phải sang đến tận nơi, dò lại xem sao Mụ già nói:

— Ông sang bên tỉnh à? Bao giờ đi? Có cần phải tôi dẫn lối không? La ngẫm nghĩ một chút mà rằng:

— Có! Để bao giờ đi, tôi sẽ bảo trước mụ. Vừa nói vừa móc túi đưa cho mười đồng bạc mà rằng:

— Có bằng này, mụ hãy cầm lấy! Mụ đi chuyến này có công đấy. Bây giờ tôi còn bận, phải đi đàng này một chút, mụ hãy đi về. Mụ già được tiền mừng lắm, liền chào chàng rồi bước chân ra cửa.