Bản ghi nhớ giữa Cục sở hữu trí tuệ vương quốc Thái Lan và Cục bản quyền tác giả Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bản ghi nhớ giữa Cục sở hữu trí tuệ vương quốc Thái Lan và Cục bản quyền tác giả Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận  (1999) 

Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Thái Lan

Và Cục Bản quyền tác giả Việt Nam,

Sau đây gọi là các bên

- Trên tinh thần hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ hai nước;

- ý thức được tầm quan trọng của quyền tác giả và quyền kề cận trong việc phát triển các lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng như văn hoá và kinh tế nói chung;;

- Mong muốn thông qua việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận đặt nền móng cho sự phát triển và phồn vinh kinh tế, văn hoá giữa hai nước;

- ý thức được sự cần thiết mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và phạm vi hợp tác trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền kề cận thông qua việc tăng cường hợp tác trong khu vực;

Hai bên đi đến thoả thuận chung như sau:

Điều 1: Mục tiêu và hoạt động[sửa]

a. Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan quản lý về quyền tác giả và quyền kề cận hai nước;

b. Thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận, bao gồm đào tạo và trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận;

c. Đẩy mạnh việc trao đổi thông tin về quyền tác giả và quyền kề cận;

d. Thúc đẩy giải quyết vấn đề chung liên quan đến quyền tác giả và quyền kề cận cũng như việc bảo hộ quyền tác giả và quyền kề cận giữa hai Bên;

e. Thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi giữa các quốc gia trong khu vực;

f. Thúc đẩy sự bảo hộ lẫn nhau cho công dân hai nước về quyền tác giả và quyền kề cận.

Điều 2: Phạm vi hợp tác[sửa]

a. Trao đổi, phổ biến thông tin, tài liệu có liên quan đến quyền tác giả và quyền kề cận, bao gồm cả mạng thông tin điện tử;

b. Phát triển nguồn nhân lực con người trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận, bao gồm cả việc đào tạo chuyên gia về quyền tác giả và quyền kề cận;

c. Hai bên thông qua những chuyến viếng thăm lẫn nhau để cùng nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm;

d. Nghiên cứu, so sánh cơ chế bảo hộ của mỗi nước về quyền tác giả và quyền kề cận;

e. Tăng cường hợp tác giữa hai Bên trong phạm vi quốc tế về quyền tác giả và quyền kề cận;

f. Thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ của hai nước trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kề cận.

Điều 3: Trao đổi[sửa]

Quan chức của các cơ quan Nhà nước có liên quan về quyền tác giả và quyền kề cận của hai nước sẽ tiến hành gặp gỡ và trao đổi thảo luận trong quá trình hợp tác giữa hai Bên ít nhất mỗi năm 1 lần. Nếu thấy cần thiết có thể tiến hành gặp gỡ vào trao đổi cấp bộ trưởng.

Điều 4: Điều khoản thi hành[sửa]

Điều khoản hợp tác này không những không được gây nguy hại đối với quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên đối với những Hiệp định song phương hay đa phương về quyền tác giả và quyền kề cận mà mỗi Bên đã hoặc sẽ ký.

Điều 5: Hiệu lực, sửa đổi và chấm dứt hiệu lực[sửa]

1. Bản ghi nhớ này có hiệu lực khi Chính phủ hai Bên ký kết thông báo cho nhau về việc thực hiện các điều khoản trong Bản ghi nhớ;

2. Hai Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Bản ghi nhớ vào bất kỳ thời điểm nào bằng việc thông báo trước bằng văn bản chậm nhất không quá (06) tháng thông qua con đường ngoại giao;

3. Hai Bên có thể sửa đổi Bản ghi nhớ này thông qua trao đổi văn bản.

Bản ghi nhớ này ký tại Hà Nội ngày 7 tháng 11 năm 1999, được làm thành hai bản bằng Anh, hai bản có giá trị như nhau.

Cục Sở hữu trí tuệ
Vương quốc Thái Lan
Cục Bản quyền tác giả
Việt Nam
Banphot Hongthong Thượng Thuận

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".