Giọt máu chung tình/Hồi thứ tám
HỒI THỨ TÁM
Trai anh hùng, ướm buộc chĩ nhơn-duyên,
Gái thục-nử, nặng giao lời thệ ước.
Kế đó Đông-Sơ bước tới ít bước, rồi dừng chơn đứng lại nơi dưới bóng sáng trăng và cúi đầu chào Tiểu-thơ một cách lễ nghi lịch sự.
Tiễu-tho thấy rỏ Đông-Sơ thì sắc mặt tràng ra nữa đỏ nửa xanh, trong lòng nữa mừng nữa sợ. Mừng là mừng thấy người tình xưa nghĩa củ, nay đặng tái hội trùng phùng. Sợ là sợ nổi gươm oán giao thù, sanh đều tai lây họa gỡi. Vì vậy nên Tiễu-thơ rối loạn tâm thần mà ngẩn-ngơ hình dạng. Đó rồi day lại biểu Thễ-nử ra mời Đông-Sơ vào.
Khi Đông-Sơ bước vô lương-đình, đương liết mắt mà ngó Tiểu-thơ, còn Tiễu-thơ thì khép nép một bên, rồi cũng nhắm Đông-Sơ tướng mạo, thì thấy đầu chích một khăn thanh cân, có thêu kim ngân lạc khoãn, mình mặt một bộ đồ vỏ phục, có thêu huê dạng rở ràng, dưới chơn thì mang đôi vỏ hài, nịch tắt thủy ba, cao lên chí gối, bên lưng đeo một cây đoãn kím, vỏ bạc cáng vàng, trên vai thì choàn một sợi hồng-la, nó nhỏng nhảnh có thắc hoa kết tụi
Thật là:
Dung nhan tướng mạo phi thường,
Phong nghi đáng một đường đường trượng phu.
Đó rồi Tiễu-thơ mới nhích môi yến chi đỏ đỏ; hở răng bạch ngọc trong trong, liết cập mắt thu ba, rồi buông lời thanh bai mà hỏi: « Thưa quan nhơn, trong lúc đêm khuya tịch mịch, người dầm sương đội nguyệt, lước dặm băng ngàn mà đến đây, chẳng biết có đều chi cần kíp muốn tỏ cùng tôi, xin nói cho tôi rỏ. »
Đông-Sơ nghe hỏi thì đáp rằng: Thưa Tiễu-thơ, không có đều chi cần kiếp hơn là đều tôi đã ôm ấp và cất để trong một góc lòng tôi, từ khi tri ngộ. Tiễu-thơ đến nay, không giây phúc nào mà tôi rời nó ra đặng, và cũng không đều chi thiết yếu hơn là đều tôi đã gánh vát nơi vai tôi mấy đêm nay, mà đứng đợi ngồi trông nơi một góc vườn nầy, ước ao cho gặp Tiễu-thơ, đặng giở ra cho Tiểu-thơ xem, và nói ra cho Tiễu-thơ thơ rỏ, như Tiểu-thơ đem lòng hạ cố, mà hỏi tôi đều ấy là đều chi, thì tôi xin lổi cùng Tiểu-thơ mà trả lời rằng: đều ấy là một đều tâm sự rất thiết-yếu của tôi với Tiễu-thơ đó thôi; chớ không đều chi cần kíp hơn nửa. »
Tiễu-thơ nói: quan-nhơn nói rằng đều tâm sự ấy là một đều cần kiếp, nếu quan-nhơn nói vậy thì tôi e cho lời đó rất lầm, vì có một đều rất cần kíp hơn nữa, là đều tôi muốn hỏi quan-nhơn bây giờ đây: quan-nhơn có biết chỗ nầy là một chỗ rất nguy hiễm cho quan-nhơn lắm chăng? Chổ nầy là một chổ người ta bủa lưới giăng rập mà hãm hại quan-nhơn, Quan-nhơn đến đây chẳng khác nào đến chổ gươm đao, và vào hang hùm cọp đó vậy. Tôi tưỡng sự ấy là một sự rất cần kíp cho quan-nhơn phải biết mà tránh đi, song chưa rỏ quan-nhơn biết chăng, hay là chẳng biết?
Đông-Sơ nghe rồi mỉn cười và day lại đáp rằng: tôi rất cãm ơn Tiểu-thơ thạnh tình chiếu cố, mà tỏ sự nguy hiễm ấy cho tôi nghe, song tôi đã biết trước rồi, sự nguy hiễm ấy nó ở nơi lổ miệng của một người ngồi đây nói chuyện với Tiễu-thơ khi nãy; và chẳng những tôi biết đây mà thôi, mà tôi cũng biết tới sự nguy hiểm trong khi tôi vào diển-trường mà thí vỏ nữa. Nhưng mà sự ấy không đủ làm cho tôi kinh tâm táng đỡm? Và không đũ làm cho tôi rủng chí ngui lòng, vì cái phẫm hạnh dung nghi của Tiễu-thơ làm cho tôi hết biết sợ sệt cái bẩy rập nguy hiễm người ta giăng trước mắt tôi, và cái lòng tư tưỡng quyến luyến Tiễu-thơ làm cho tôi hết biết kinh khủng sự cọp hùm đao kím. Tôi cũng biết rằng Tiểu-thơ đem lòng thương tưỡng đến kẻ phước bạc tình suy, nên mới dám đến đây mà cạng tỏ niềm riêng, ngỏ xin đài gương soi xét; dẫu rằng tang xương nát thịt, tôi cũng cam lòng, miểng là tôi đặng Tiểu-thơ đoái chút tình thương, thì cũng đũ làm cho tôi đặng vinh vang danh giá.
Tiểu-thơ nói: « Thưa quan-nhơn, tôi chưa hề khi nào nói với quan-nhơn rằng: tôi thương tưỡng quan-nhơn. »
Đông-Sơ nói: « Tiễu-thơ ôi! Thật Tiễu-thơ chẳng nói rằng thương tôi, nhưng mà Tiễu-thơ cũng chẳng nói rằng chẳng thương. Vã lại tôi tưỡng nếu Tiểu-thơ không đem lòng thương tưỡng, thì tôi đã bị mủi tên độc-thũ, mà bõ mạng nơi giữa đàng rồi, còn chi mà ngày nay đặng trùng phùng tái hội, và đặng thấy cái vẻ nhan sắc xinh đẹp của Tiễu-thơ trong lần thứ hai nầy đâu.
Tiễu-thơ nghe nói thì sững sốt trong lòng, thầm nghĩ rằng: sự nầy mình không dĩ hơi cho ai hay, mà sao va biết cũng lạ, rồi day lại mà nói với Đông-Sơ rằng: « Đó là phước mạng quan-nhơn, chớ tôi không tài chi mà ngăn cãng mũi tên ấy đặng?
Đông-Sơ nói: Tiểu-thơ ôi! Tiễu-thơ tuy không tài đỡ đạn ngăn tên, song cái tình Tiểu-thơ thương tưỡng đến tôi, thì cũng đũ cứu tôi khỏi vòng tai nạn. Cái tình ấy làm cho tôi chạm dạ ghi xương, dẫu ngàn năm cũng không ngui ngoai xao lãng, đã vậy mà Tiểu-thơ cũng còn rộng lòng ân cố, mà cho tôi hít đặng cái mùi hương trầm thơm tho của Tiểu-thơ rơi rớt; và cho tôi một vật rất quí báu, làm cho tôi thấy vật ấy cũng như thấy cái vẻ nhan sắc xinh đẹp của Tiễu-thơ, tôi thấy đó mà nhớ dạng thương hình, đến đỗi mình gầy vóc ốm. Tiễu-thơ ôi! Tiểu-thơ xin hãy nằm đêm suy lấy đó; rồi gát tay trên tráng nghĩ mà coi; nếu chẳng phải ba sanh duơn nợ, thì ai xui cho gặp gở thình lình, nếu chẳng phải giai ngẩu thiên thành, thì trời sao khiến cho dây tình nó vấn vương ràng buộc. »
Tiễu-thơ nghe nói thì cãm động lòng thương, song chẳng biết vật chi mà gọi là mình cho cũng lạ. Tự nghĩ như vậy, rồi day mắt liếc Đông-Sơ và hỏi rằng: « Quan nhơn nói rằng tôi cho Quan-nhơn một vật quí báu ấy là vật chi? Xin Quan-nhơn nói cho tôi rỏ thữ. »
Đông-Sơ nghe hỏi liền thò tay vào túi lấy ra một cái khăn mẩu-đơn, hảy còn phưởng phất mùi hương, rồi đưa ra và nói; Tiễu-thơ ôi! cái món nầy là một món quí báu phi thường, chẳng biết bao nhiêu chỉ tơ xe dệt, rất chắc chắn khít khao, để làm một dây tơ hồng mà buộc cái tình chung của Tiễu-thơ và tôi lại đó. Tiểu-thơ ôi! cái tình ấy tuy là vô hình vô trạng, song rất mạnh mẻ vô cùng; nó làm cho sống chẳng rời nhau; mà thác cũng không rẻ nhau đặng đa Tiễu-thơ. Tiểu-thơ ôi! nay tôi vì cái tình nồng nghĩa mặng ấy và cái cách điệu cữ chỉ của Tiễu-thơ rất đầm thấm diệu dàng, làm tôi cho đem lòng thương hương mến ngọc, mà chẳng kễ gươm đao, không kiên thù hận, chỉ quyết đến cho tạn mặt Tiễu-thơ, mà gạn hỏi ít lời: như Tiễu-thơ đành lòng gá nghĩa tóc tơ, thì xin Tiểu-thơ hứa trước một lời mà tạc đá ghi vàng; rồi sau tôi sẻ cậy người mai ước.
Tiễu-thơ nghe nói thì hai má ững hồng, dường như có sắc thẹn thuồng, song cái cách điệu nghiêm trang dung nghi tề chỉnh, chẳng hề để một lời chi hốt tốt, lộ ra ngoài môi, và chẳng đễ cái tình thương yếu lộ ra sắc mặt, rồi day lại mà nói với Đông-Sơ rằng:
Những đều phân trần trước đó, tôi e cho Quan-nhơn chẳng kịp cạn xét cùng suy, mà tưởng lầm tin lộn đó chăng? Sự tôi cứu Quan-nhơn trong một phong thơ kia, là một sự tôi trã ơn cho Quan-nhơn. Cái ơn tri ngộ Quan-nhơn tôi xin tạc dạ ghi xương, vì vậy nên tôi chỉ biết một sự lo mà ân đền nghĩa trã cho Quan-nhơn đó thôi, chớ tôi chẳng biết đều chi khác nữa. Song Quan-nhơn ngở rằng một sự ý hiệp tình riêng, làm cho tôi rất phiền lòng và hỗ thẹn. Vã lại Quan-nhơn cũng rỏ rằng: tôi tuy là phận nữ lưu bồ liễu, song cũng con nhà phiệt diệc danh gia, lẻ đâu dám lấy sự tình riêng mà kết giao đối đãi. Vậy xin chớ lấy sự luân thường lể nghĩa, mà xem dường một chuyện dởn mận chơi đào, và chớ tưởng sự trộm phấn mến hương mà mang đều tội lỗi. Còn như Quan-nhơn đem sự tình nặng nghĩa sâu mà tưởng đến phận đào thơ liễu yếu; thì tôi rất cãm tạ muôn vàng, nhưng mà việc trăm năm tơ tóc, thì chờ cha mẹ định đôi, tôi dám đâu hứa chắc cùng Quan-nhơn, vậy e lỗi niềm tữ-đạo, vã lại Quan-nhơn cũng rỏ biết rằng; anh tôi cùng Quan-nhơn, đương lúc câm lòng thù hận, nằng nằng thệ chẳng chung trời, còn cha tôi thì còn ở Trung-kỳ, ấy là một sự trắc trở phi thường, dể chi mà cậy lời mai ước. Vã lại những bực hồng nhan-thục nữ trong thiên-hạ, chẳng thiếu chi người, xin Quan-nhơn chọn những trang quốc sắc thiên tài, mà kết duyên cho xứng đôi vừa lứa, sá chi một phận liễu yếu đào thơ như tôi, mà phải nhọc lòng Quan-nhơn quyến luyến. »
Đông-Sơ nghe những lời Tiễu-thơ đối đáp, dường như ruột héo gan xào, rồi nét mặt dàu dàu, làm cho nghẹn lời mà không nói đặng. Kế đó Thể-nữ bưng trà lại mời, Đông-Sơ uống hết một chung, rồi day lại mà nói rằng: « Tiễu-thơ ôi! Tiểu-thơ vẩn là con nhà thi lể, phẩm giá thơ hương, đã bác lãm quần thơ, thông tri kim cổ, Tiễu-thơ lẻ nào chẳng nhớ người xưa có nói câu rằng:
Minh quân lương tể tao phùng dị.
Tài tữ giai nhơn tế ngộ nang.
Tiễu-thơ ôi! Tiễu-thơ nghĩ đó mà coi, những bực minh quân lương tướng gặp nhau cũng chẳng khó gì, chí như tài tữ với giai-nhơn thì dể chi gặp nhau cho xứng đôi vừa lứa đặng. Nay Tiễu-thơ và tôi dẩu rằng chưa phải bực tài-tữ giai-nhơn, song cũng một phẫm thuyền-quyên với một trang tuấn kiệt, ấy cũng một đều lương duyên may mắng, có mấy khi mà gặp hội tao phùng. Tiểu-thơ nghỉ đó mà coi, đá nọ thì dễ tìm, chớ ngọc kia tôi e khó kiếm, nếu Tiểu-thơ dầu đành hẹp lượng, mà chẳng tưỡng đến sự nghĩa nặng tình thâm, chẳng là tội nghiệp cho lòng tôi mến ngọc thương hương bấy lâu, và cũng uỗng cho cái công cực khỗ tôi rày ước mai ao, trông cho gặp Tiễu-thơ mà gắn vó một lời tơ tóc.
Tiểu-thơ ôi! vả tôi nay cha mẹ đã sớm về cỏi thọ, còn anh em thì tứ cố vô thân, tôi cũng ước ao cho gặp đặng một thục nữ giai-nhơn, đặng mà chung hưỡng sự vinh hoa phú quí, cho tữ ấm thê phong, thì mới toại chí bình-sanh, và phĩ tình sở nguyện. Nếu như tôi vô duyên xấu phước, mà khiến cho Tiễu-thơ chẳng đoái tình thương; thì tôi xin tỏ thật một lời: những sự công danh phú quí trong đời nầy, tôi chẳng cần chi cực khổ mà ràng buộc nơi lòng, những sự huê mỉ phiền ba trong thế gian nầy, chẳng hề làm cho tôi động lòng khoái mắt, những sự ăn sung mặc suớng, mỉ vị cao lương, chẳng hề làm cho tôi biết ngon ngọt béo bùi, những sự cửa tía lầu son, huê bào ngọc đái, chẳng hề làm cho tôi đặng đẹp lòng hứng chí, cái cãnh thanh lịch của vỏ trụ sang hà nầy, chẳng hề làm cho tôi đặng tiêu sầu khiễn muộn, tiếng nhạc ca tao nhã nơi cầm đài hí viện, chẳng hề làm cho tôi đặng khuây lãng tâm thần.
Tiểu-thơ ôi! vậy tôi xin nói một lời rốt nầy cùng Tiễu-thơ, nếu trời khiến cho tôi chẳng đặng gần cái vẻ đẹp đẻ thanh tân của Tiễu-thơ, mà vui gối tình chung, thì tôi cũng liều bỏ cái thân danh tôi, cho nước chãy hoa trôi, bỏ cái duyên phận tôi cho mây tan bèo dạt. Và tôi nhứt nguyện rằng tôi sẻ ở vậy trọn đời, chẳng hề cùng ai vui tình cang lệ.
Tiễu-thơ ôi! Vui chi vui vậy cũng là, ai tri âm đó, mặng mà với ai,
Đông-Sơ nói rồi đứng sững mà thở ra, còn xem sẳc diện thì nhao-nháo buồn dàu, như cậu kép với cô đào, hát lối tữ biệt sanh ly, mà làm mặt sầu bi thãm đạm.
Tiễu-thơ thấy vậy thì lần chơn bưới tới cách yễu điệu khoan thai, lại đứng trước Đông-Sơ mà liết cập mắt hữu tình, như sao nam tinh nó chói ra nhấp nhán; rồi miệng cười chuốm chiếm, xem rất hửu duyên, môi đỏ hồng hồng, đẹp đẻ như bông mới nở, đó rồi nàng buông lời tao nhã vói hỏi Đông-Sơ rằng: « Thưa Quan-nhơn, chẳng biết những lời tôi tỏ với Quan-nhơn khi nảy, dường có đều chi thất lật, làm cho chít mít dạ người, nên xem sắc mặt không tươi, hay là có hờn trách đều chi mà sanh lòng phiền muộn phải chăng? »
Đông-Sơ nghe hỏi thì day lại đáp rằng: « Tiễu-thơ ôi! Phiền là phiền số tôi xấu phước, mà khiến cho chẳng gặp người thương; buồn là buồn chúc phận vô duyên, khiến cho nói không người chịu! » Tiễu-thơ nói: Quan-nhơn ôi! Bây giờ đây tôi xin tỏ thiệt cùng Quan-nhơn, những đều tôi nói với Quan-nhơn khi nảy là tôi muốn đem lời khó dễ, mà dọ thử lòng người đó thôi. Nếu như Quan-nhơn quyết lòng vầy duyên cang lệ, cho trăm năm kết chặc chử đồng tâm; thì tôi cũng nguyện trọn nghĩa tóc tơ, dầu ngàn thuở cũng chẳng sai lời ước thệ. »
Đông-Sơ nghe nói thì lòng mừng khấp khởi, phúc chúc mặt nở mày tươi; rồi chúm chím miệng cười và day lại buông lời pha lững mà nói: thật tôi trách Tiểu-thơ ở chi sâu sắt, sao không sớm chịu hứa lời; để cho tôi nói nĩ non, nói đã hết hơi, còn buồn nhao-nháo buồn gần muốn chết. »
Tiễu-thơ nói: Quan-nhơn ôi ! Việc sâu sắt tôi xin đừng vội trách, chuyện hơn thua người nghĩ đó mà coi. Nếu chẳng ra khơi thì sao rỏ mặt biển rộng dài; còn có gặp lữa mới biết tuổi vàng cao thấp, đa Quan-nhơn.
Đông-Sơ nói: « Tiễu-thơ ôi! Nếu Tiểu-thơ nói vậy, thì tôi xin trã lời lại vầy: việc rộng hẹp phải đo mới biết, còn chuyện thấp cao, chẳng thử sao tường, Tiễu-thơ cũng biết rằng: lẻ ấy vốn là lẻ thường, nhưng mà tôi e lắm đa Tiễu-thơ, e là e cho Tiểu-thơ nói mà chẳng chịu đo, dò mà không chịu thữ, đó thôi.
Tiễu-thơ nghe Đông-Sơ trã lời như vậy, bổng nhiên hai gò má phấn đã rần rần máu đỏ, ửng ửng sac hồng, và liếc mắt háy Đông-Sơ, rồi vội vã lấy khăn che mặt, còn miệng thì chúm chím mỉnh cười miếng chi, rồi đứng cách yễu điệu phương phi, rỏ ràng là một bực giai nhơn tuyệt sắc, thật là đẹp đẻ thay cho cái vẻ thiên kiều bá mị, của một gái thuyền quyên như Tiểu-thơ, nó nhởn-nhởn, nhơ-nhơ, hiện ra trước mặt Đông-Sơ, làm cho khách chung tình nầy, rối ruột lộn gan, điên hồn lạc phách, mà đứng sững ngó trân, rồi cái ngọn lửa chung tình, nó phừng phừng lên trong lò tư dục, làm cho Đông-Sơ mắt đỗ hào quang, như thấy một nàng Hằng-Nga xuống mà đứng nhắp nhán nơi dưới bóng trăng, như thấy một dạng tiên-nữ kia đi khoan thai bên bóng đèn khuya leo lét đó vậy.
Thật là:
Lạ thay nết nói nết cười,
Nết sao dễ khiến cho người muốn điên.
(Đây tôi xin lẳng lơ hỏi thữ liệc vị khán quan một ít lời, giã như liệc vị khán quan lại mà đứng nơi một địa vị cũa Đông-Sơ nầy, trong lúc trăng thanh canh vắng, mà gập một cãnh tình thinh lịch như vậy, thì chẳng biết liệc vị khán quan-sẻ cữ động ra thể nào hê? thế thì tôi tưởng cho chư vị khán quan cũng như tôi.
Chẳng những | : Điêu lòng Dân-tữ năm canh nguyệt, |
Mà cũng | : Bấn ruột tường-khanh mấy đoạn tình. |
Đó rồi Đông-Sơ buông lời nhõ-nhẻ, lấy giọng lẵng lơ, mắt liết Tiểu-thơ, rồi mĩn cười và nói: Tiễu-thơ ôi! nay tôi muốn đỗi cải tiếng Tiểu-thơ, mà kêu lại bằng Tình-Khanh cho dể nghe, ước có được chăng?
Tiểu-thơ nói: « Còn tiếng Quan-nhơn ấy chẳng biết đỗi lại mà kêu bằng chi?
Đông-Sơ nói: « Tự ý Tình-khanh, muốn kêu Đông-Sơ hay là Tây-Sơ chi cũng đặng, song tôi xin đừng kêu bằng Đông-Yên mà tôi thành ra điên-ông tội nghiệp:
Tiểu-thơ mĩn cười và nói: « Mới gần gần mà thôi, chớ chưa đâu phòng sợ. »
Đông-Sơ nói: « Tình-khanh ôi! trong lúc trời khêu sao tõ, gió ruợc mây bay nầy, xin Tình-khanh bước ra hoa-viên đặng xem trăng chơi cho mát. Đó rồi, Tiễu-thơ khoan thai bước ra hoa viên. Hai người đi thơ thẫn nhỡn-nhơ, khi thưởng nguyệt lúc xem hoa, cười cười nói nói, cái tình cãnh xinh đẹp mặng nồng nầy, chẳng biết bao nhiêu mà vẻ cái tình trạng thanh tao thân-ái ra cho đặng.
Đó rồi Đông-Sơ day lại nói với Tiểu-thơ rằng: « Tình-khanh ôi! Tôi có nghe rằng đêm xuân một khắc, giá đáng ngàn vàng, nay đã dành cho phụng nọ dựa kề loan, nhưng mà, chưa biết chừng nào mới đặng sắc cầm hòa rập nhịp? Bấy lâu tôi những ước ao cho lứa xứng lứa, như nhành giao lá tiếp, duyên phải duyên, cho đẹp dạ vui lòng, rày gặp cơn gió mát trăng trong, đâu lẻ nở phụ lúc canh tàng đêm lụng, thì uỗng lắm a tình-khanh. »
Tiểu-thơ nói: « Thưa Tình-quân, đôi ta đã hứa cùng nhau một lời rằng: trăm năm tơ tóc, thì phải đợi kỳ sính-lễ thành hôn, rồi sẻ hoa chúc động-phòng, cho rỏ ràng lương-duyên giai-ngẩu, vậy trước đã đặng đẹp lòng cha mẹ, trong khi dưỡng dục sanh thành, vậy mới gọi là đền đáp chúc nghĩa nặng tình thâm, cho kẻ áo cơm bồng ẫm, Kẻ ấy là kẻ đã chịu nhọc nhằn mà săng sóc cho chúng ta. Ngày nay đặng khôn lớn trưỡng thành, chĩ mông định lứa sánh đôi cho chúng ta, rồi mới đành lòng đẹp dạ, nay nếu chúng ta ham sự vui riêng một chúc, mà quên đều công nặng ơn dày, rồi nghĩ đến duyên phận ngày sau, thì tôi e cho ăn năn mà lại nhột lòng hỗ thẹn. Chẳng những là phận gái như tôi đã lổi niềm hiếu đạo, với kẻ dưỡng dục sanh thành, mà lại làm cho dơ lấm lu-lờ cái ánh gương trinh bạch với Tình-quân sau nữa.
Tình-quân nghĩ đó mà coi, lẻ đâu chúng ta dám đem cái nghĩa tơ tóc trăm năm, mà đỗi lấy cái tình trăng hoa một thuở. Vậy tôi e chẵng khác chi đem cái phẫm giá gương trong ngọc trắng của nhà quí tộc danh gia, mà đỗi ra bướm mận ong đào, đỗi ra thói tồi phong bại tục của đám hạ lưu nam-nử, nếu con người mà chẳng biết trung trinh tu ố, thì sao rằng thục-nữ thuyền-quyên! Phận gái mà chẳng giử tiếc hạnh chính chiên, thì ai cần chi mà nễ vì yêu chuộng.
Tình-quân ôi! Nay tôi lén đem sự trăm năm duyên phận mà hứa trước với tình-quân đây, thì cũng là một đều tội lổi cho tôi rồi, song tôi nghĩ vì cái ơn của tình-quân cứu tử hoàn sanh, cho tôi trong khi Quan-âm-Cát, ơn ấy rất trọng như ơn của kẻ dưởng dục sanh thành tôi ra đây, vì vậy nên tôi cam lỗi với cha mẹ tôi mà chịu trao duyên gởi phận cho Tình-quân đặng ngày sau kết nghĩa phu thê, mà đền ơn tri ngộ.
Vậy xin Tình-quân chẳng nên nài hoa ép liễu mà làm cho tôi thất hiếu thất trinh, thì ngày sau tôi còn mặt mũi nào mà ngó Tình-quân trong lúc giao chén phòng hoa, chung tình nệm gối.
Đông-Sơ nghe mấy lời rất từ nghiêm lý chánh, thì lại càng đem lòng yêu mến kính vì, và thầm khen cho Tiễu-thơ đáng một phẩm hạnh thuyền quyên, phải một người cầm quyền tề gia nội trợ, rồi nói:
Tình-khanh ôi! những lời tôi nói trước đó, là nói thữ Tình-khanh, cũng như Tình-khanh nói thử tôi khi nảy vậy; chớ lẻ đâu tôi chẳng biết chuyện nghịch lý tồi phòng mà ép nài Tình-khanh vào vòng tội lỗi. ậy nay hai ta đã thuận tình hiệp ý, thì xin để một vật chi gọi chúc tòng tin rồi đình đãi ít ngày sẻ tính cậy lời mai ước:
Đông-Sơ nói rồi liền lấy một chiếc nhẩn, nhận ngọc oan ương, trao cho Tiểu-thơ, còn Tiễu-thơ cũng cỗi chiếc ngọc xuyến kim cang, đưa cho Đông-Sơ để làm kỷ-niệm. Mãng đương trò chuyện, trống đã sang năm, trăng xế đài tây, nghe đã canh gà dục thúc. Đó rồi hai người từ giã, kẻ thì gỡi lời trân trọng, rồi phăng phăng buớc tới khuê phòng, người thì tỏ ý ân cần, rồi cũng vội vã trỡ về lữ-quán.