Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 25
I. Những câu vấn đáp
[sửa]1/ 四 書 者,何 書 也 ? (Tứ thơ giả, hà thơ dã?): Tứ thơ ấy là sách gì vậy?
大 學, 中 庸, 論 語, 孟 子, 謂 之 四 書. (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, vị chi tứ thơ): Sách “Đại học”, sách “Trung dung”, sách “Luận ngữ”, sách “Mạnh Tử”, gọi đó là tứ thơ.
2/ 四 書 之 名 始 於 何 時 ? (Tứ thơ chi danh thủy hà ư?): Cái tên "Tứ thơ" bắt đầu từ hồi nào?
古 無 四 書 之 名 : 大 學 中 庸 雜 在 禮 記 之 中,論 語 孟 子 同 列 爲 諸 子; 至 宋 儒 始 表 章 之。 故 四 書 之 名 始 於 宋 時 也. (Cổ vô tứ thơ chi danh: Đại học, Trung dung tạp tại Lễ ký chi trung, Luận ngữ Mạnh Tử đồng liệt vi chư tử; chí Tống nho thủy biểu chương chi; cố tứ thơ chi danh thủy ư Tống thời dã): Đời xưa không có cái tên "Tứ thơ". Lúc bấy giờ sách "Đại học" sách "Trung dung" thì lộn ở trong sách "Lễ ký", sách "Luận ngữ", sách "Mạnh Tử" thì đồng sắp hàng làm cách sách Tử; đến các nho nhà Tống mới biểu chương đó ra. Cho nên cái tên "Tứ thơ" bắt đầu từ đời Tống vậy.
3/ 然 則 大 學 中 庸 本 非 獨 立 之 書 乎 ? (Nhiên tắc Đại học Trung dung bản phi đọc lập chi thơ hồ?): Thế thì "Đại học", "Trung dung" vốn không phải là sách đứng riêng một mình ư?
誠 然 ! 此 二 書 本 名 爲 禮 記 中 之 一 篇, 宋 儒 以 其 言 最 有 益 於 學 者, 故 取 爲 尃 書 耳. (Thành nhiên! Thử nhị thơ bổn các vi Lễ ký trung chi nhất thiên, Tống nho dĩ kỳ ngôn tối hữu ích ư học giả, cố thủ vi chuyên thơ nhĩ): Thật vậy! "Đại học", "Trung dung" vốn đều là một thiên của trong sách "Lễ ký", Tống nho cho rằng lời nói của hai thiên đó rất có ích cho kẻ học, cho nên lấy ra làm sách riêng đó thôi.
4/ 大 學 中 庸 之 作 者 爲 誰 ? (Đại học, Trung dung chi tác giả vi thùy?): Tác giả của sách "Đại học", "Trung dung" là ai?
大 學 作 者 乃 曾 子 及 其 門 人;中 庸 爲 子 思 所 作。雖 然,此 皆 宋 儒 之 言, 本 無 確 証,未 可 盡 信 也. (Đại học tác giả nãi Tăng tử cập kỳ môn nhân; Trung dung vi Tử Tư sở tác. Tuy nhiên, thử giai Tống nho chi ngôn, bổn vô xác chứng, vị khả tận tín): Tác giả của sách "Đại học" là Tăng Tử cùng học trò người; "Trung dung" do Tử Tư làm ra. Tuy vậy, ấy đều là lời nói của Tống nho, vốn không có chứng chắc, chưa có thể tin hết được.
5/ 曾 子 子 思 是 何 時 人 ? (Tăng tử, Tử Tư thị hà thời nhân?): Tăng Tử và Tử Tư là người đời nào?
曾 子 名 參,爲 孔 門 之 高 第 ; 子 思 名 伋, 乃 孔 子 之 孫 也。 (Tăng tử danh Sâm, vi Khổng môn chi cao đệ; Tử Tư danh Cấp, nãi Khổng Tử chi tôn dã): Tăng Tử tên là Sâm, làm học trò lớp cao của cửa Khổng; Tử Tư tên là Cấp, là cháu nội đức Khổng vậy.
6/ 論 語 孟 子 爲 何 人 所 作 ? (Luận ngữ, Mạnh Tử vi hà nhân sở tác?): Sách "Luận ngữ" và sách "Mạnh Tử" là của người nào làm ra?
論 語 多 記 孔 門 師 弟 相 與 談 論 之 言,故 曰 論 語;其 書 爲 孔 子 之 弟 子 所 記,或 爲 其 弟 子 之 門 人 所 記, 皆 未 可 知。孟 子 七 篇 則 孟 子 與 其 徒 所 作 也。大 梯 古 人 著 書 不 署 名,吾 人 無 從 知 其 實 矣. (Luận ngữ đa ký Khổng môn sư đệ tương dữ đàm luận chi ngôn, cố viết Luận ngữ; kỳ thư vi Khổng Tử chi đệ tử sở ký, hoặc vi kỳ đệ tử chi môn nhân sở ký, giai vị khả tri. Mạnh Tử thất thiên tắc Mạnh Tử dữ kỳ đồ sở tác dã. Đại để cổ nhân trứ thư bất thự danh; ngô nhân vô tùng tri kỳ thực hĩ): Sách "Luận ngữ" phần nhiều chép những lời đàm luận cùng nhau của thầy trò cửa Khổng, cho nên kêu là "Luận ngữ". Sách ấy là của học trò đức Khổng chép, hay là học trò của học trò ngài chép, đều chưa biết được. Sách "Mạnh Tử" bảy thiên thì là của Mạnh Tử cùng đồ đệ người làm ra. Đại để người đời xưa làm sách không có ghi tên, chúng ta không bởi đâu biết được sự thực của các sách ấy vậy.
II. Cắt nghĩa thêm
[sửa]禮 記 (Lễ ký) tức là "kinh Lễ".
Chữ 諸 子 (chư tử) có hai nghĩa: một là các 子 Tử đời xưa, những người có lập ra học thuyết, có làm sách để đời, đã cắt nghĩa ở một bài trước; một là chỉ về sách vở của các người ấy. Chữ 諸 子 (chư tử) học hôm nay thuộc về nghĩa sau. Nghĩa nầy vốn phải nói 諸 子 之 書 (chư tử chi thơ) nhưng đã quen nói tắt như vậy.
表 章 (biểu chương) là nêu lên mà làm cho tỏ sáng ra, verbe kép.
Chữ 然 (nhiên) đã học rồi, nghĩa là phải; lại có nghĩa là nhưng mà, như chữ mais. Ở đây nó lại có nghĩa khác nữa, 然 (nhiên) đây là vậy, thế, pronom chỉ về sự vật đã nói ở thượng văn. Ấy là tách ra từng chữ mà cắt nghĩa cho rõ, chứ khi nó đã đi với chữ 則 (tắc) như ở đây thì lại thành ra conjonctif để nối hai proposition với nhau.
Đại học, Trung dung bây giờ là sách dùng riêng một mình (độc lập) mà đời xưa không phải vậy, trong đó có sự quan hệ về thời gian. Ở đây, trong câu hỏi, người hỏi vẫn biết ngày nay nó là sách độc lập, nhưng muốn hỏi về hồi xưa thử nó có phải sách độc lập không, thì không nên quên chỗ quan hệ ấy. Vậy trong câu ấy phải đặt chữ 本 (bổn). Chữ 本 đây là adverbe, phụ nghĩa cho verbe auxiliaire 非 (phi), để tỏ ra một sự mà về thời gian đã qua lâu rồi. Thêm chữ 本 (bổn), làm cho người ta hiểu rằng cái sự "Đại học" "Trung dung" thành sách độc lập ở ngày nay vẫn đành vậy rồi; nhưng hỏi đây là hỏi về thuở trước. Câu nầy nếu đặt bằng chữ Pháp thì phải đặt temps passé; trong chữ Hán verbe không temps, nên phải nhờ ở adverbe để chỉ temps.
尃 書 (chuyên thơ) chữ 尃 (chuyên) là adjectif. Phàm sách gì đứng riêng mình nó, hay là sách ấy nói tinh một việc gì, đều nói như thế.
取 爲 尃 書 (thủ vi chuyên thơ) (trên chữ 爲 vi đáng lẽ có chữ 之 chi để chỉ lại hai thiên, làm complément cho chữ 取 thủ mà đã lược đi), là proposition chính trong câu; còn 以 其 言 最 有 益 於 學 者 (dĩ kỳ ngôn tối hữu ích ư học giả) là proposition phụ.
雖 然 (Tuy nhiên) chữ 然 (nhiên) cũng là pronom thế cho sự vật, chỉ lại điều đã nói ở trên; song đã đi với 雖 (tuy) thì cũng thành ra conjonctif để nối câu trước.
Chữ 及 (cập) trong câu 及 其 門 人 (cập kỳ môn nhân) có thể đổi làm 與 (dữ) được. Hai chữ đều là conjonction để nối hai nom với nhau, như chữ et trong tiếng Pháp, tùy mình muốn dùng chữ nào thì dùng, nghĩa nó không khác nhau.
Chữ 盡 (tận) trong câu đáp 4 là adverbe, phụ nghĩa cho verbe 信 (tín), chỉ về trình độ trong khi tin. Chưa có thể tin hết được, cũng như nói không nên tin trọn.
第 (đệ) là thứ, là đẳng đệ. Trong chữ 高 第 (cao đệ) không có chữ gì nghĩa là học trò, nhưng quen nói như thế; thấy thế phải hiểu là học trò ở lớp cao.
Hôm nay có mấy câu đặt bằng passif 爲 所 (vi sở), song tiếng ta không cắt nghĩa là “bị” được, hãy nhận cho ra.
Sách Mạnh Tử có bảy thiên.
大 柢 (đại để) tức là chữ “đại để” mà trong tiếng ta thường nói, cũng như 大 概 (đại khái).
從 (tùng) đây cũng như 自 (tự), 由 (do), nghĩa là bởi, nhưng chữ 無 從 (vô tùng) ở đây đổi làm 無 由 (vô do) được mà không nói 無 自 (vô tự) được, ấy là theo thói quen.
Chữ 矣 (hĩ) là adverbe, luôn luôn ở cuối câu, có khi để chỉ temps passé, có khi để tỏ ý exclamatif, sau sẽ học riêng nó.
III. Văn pháp
[sửa]Chữ 焉 (yên)
Chữ 焉 (yên), một chữ mà có hai nghĩa đối nhau, thật giống với chữ òu của tiếng Pháp quá. Chữ òu một nghĩa là en quel endroil, ở đâu; một nghĩa là auquel, sur lequel, ở đó; thì chữ 焉 (yên) cũng vậy. Nó giống chữ òu nghĩa là ở đâu, khi nó đi trước verbe intransitif, khi ấy nó là terme interrogatif và dùng để thế cho chữ 於 何 (ư hà).
Như: trong Mạnh Tử nói: 其 父 歸 之, 其 子 焉 往 ? (Kỳ phụ quy chi, kỳ tử yên vãng): Cha nó về đó, con nó đi đâu? Thế thì 焉 往 (yên vãng) tức là 於 何 往 (ư hà vãng).
Lại trong Luận ngữ nói: 仲 尼 焉 學 ? (Trọng Ni yên học): Đức Trọng Ni (tên tự đức Khổng) học ở đâu? Thế thì 焉 學 (yên học) tức là 於 何 學 (ư hà học).
Chữ 焉 (yên) ấy bởi nó là lời hỏi cho nên luôn luôn đứng trước verbe. Nó giống chữ òu nghĩa là auquel khi nó đi liền sau verbe intransitif, để chỉ lại nom nào ở trên và trong nó gồm có ý chữ 於 (ư) nữa; khi ấy nó dùng để thế cho chữ 於 此 (ư thử). Như:
Sách Trung dung nói: 今 夫 水 … 魚 鱉 生 焉 (Kim phù thủy … ngư biếc sinh yên): Nay ôi nước... cá trạnh sanh ra ở đó. Thế thì chữ 焉 (yên) ấy là thế cho chữ 於 水, 生 焉 (ư thủy, sinh yên) tức là 生 於 水 (sinh ư thủy).
Sách Luận ngữ nói: 長 沮, 桀 溺 耦 而 耕;孔 子 過 之,使 子 路 問 津 焉 (Trường Thơ, Kiệt Nịch ngẫu nhi canh, Khổng Tử quá chi, sử Tử Lộ vấn tân yên): Trường Thơ, Kiệt Nịch cặp mà cày; Khổng Tử đi ngang qua đó, khiến Tử Lộ hỏi bến đò nơi họ. Thế thì chữ 焉 (yên) ấy là thế lại chữ 於 長 沮 桀 溺,問 津 焉 (ư Trường Thơ Kiệt Nịch vấn tân yên) tức là 問 津 於 長 沮 桀 溺 (vấn tân ư Trường Thơ, Kiệt Nịch).
Nó còn mấy nghĩa nữa, song hẵng biết hai nghĩa thường dùng đó, sau sẽ học thêm.
REMARQUE – Chữ 焉 (yên) về nghĩa thứ nhất đổi làm chữ 安 (an) được, như 焉 往 (yên vãng) đổi ra 安 往 (an vãng) được. Nhưng nghĩa thứ nhì lại không đổi được ra chữ 安 (an).