Hội Kiếp-bạc

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Hội Kiếp-bạc  (1907) 
của Nguyễn Văn Vĩnh

Bài đăng trên Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo số 820 ngày 03-10-1907.

Hôm ặ tháng tám này, bây giờ lại nhân dược xe-lửa, tầu-thủy tiện và nhanh, tôi có đi ra ngoài Kiếp-bạc trước là để ngưỡng-vọng cái ảnh-tượng một ông tướng-tai nước Nam đã đánh và bắt được Thoát-Hoan nhà Nguyên, đã giết dược tướng-tầu Toan-Đô, Phạm-Nhan, làm cho dân h̀n nước Nam thời nay dở Nam-sử ra cũng hả bụng một chút rằng : ông cha khi xưa cũng không đến nỗi hèn hạ lắm; sau nữa để xem cho kỹ sự bắt tà bắt ma hậu thế đơn bạc vẽ vời ra để buôn bán th́anh thần.

Xe lửa mấy hôm kiếm cũng khá, mỗi truyến toa nào toa ấy chật nìch những người. Từ Dáp-cầu sang Kiếp-bạc, tầu-thủy cứ mỗi ngày bốn năm truyến đi, bốn năm truyến về, vừa tầu-hiệu, đi siêu siêu vẹo vẹo; vừa tầu của ông Tây Điếc tiếp đãi khách tủ-tế trang-trọng, mỗi truyến hơn bù kém sáu trãm người. Tầu đi ba giờ rưỡi đồng hồ hết Sông-cầu đến Lục-dầu-giang, qua Phả-lại một hồi thì ghé ngay cửa đền.

Gớm ghê sao mà đẹp thế ! Sông lượn khúc, núi tay-ngang. Đền ở giữa, cửa tam-quan cao đẹp, thực khéo khuôn vào cảnh tự-nhiên. Đơn sơ mà dẹp. Khen người vẽ kiểu cũng đã bắt chiếc một hai ý Thái-Tây. Xem ra thì tam-quan của quan Nguyễn-Cẩn làm ra. Hai đầu núi có hai chùa thường hay gọi là chùa Nam-tào, chùa Bắc-đẩu. Trèo lên trông xuống thực là ngoạn-mục.

Trước cửa đền, giáp bờ sông có mấy cái quán rơm cất lên để tiếp khách vào đền.

Từ hôm mồng mười đến giờ là cứ rầm rập, mỗi ngày hàng ngót một vạn người kéo đến. Người thì cũng như tôi đến ngắm cảnh, và nhân một ngày kỷ-niệm mà thăm một điện để lưu danh một ông Thánh-tướng nước Nam; người thì đến nhờ bóng Thánh trừ đuổi tà ma ám mình; người đói bụng nhân lúc đô hội người, -ến kiếm đồng cơm đồng cháo, ngồi la liệt một rẫy từ bờ sông đến cửa đền; người thì nhân chỗ đông đến dật khăn túi những kẻ mê Thánh quên dớ lưng : người đén xem người : nơi thần thánh là chỗ tình cờ lắm khi Giời thương Thánh độ đi cầu con lại được cả chồng; cũng có người thì đến đấy là tại thấy cứ đến năm ngày ấy có người đến đấy thì mình cũng đến.

Ngoài sông thì một dẫy thuyền châu mũi vào, vốn là các điện ở các nơi rước đến. Bờ sông thì người đi lại chật ních, ở giữa một anh lòa đắt chó, khéo len để quẩn người vô tình, họa may có trông xuống. Các hàng cơm, hàng nước thì muôn vạn người nghỉ chân, cơm cá dán, nước chè tươi. Các chú Khách thì nước-chanh, thuốc-lá, hương vàng, khen thay khéo dỗ kẻ tín-mị. Nào Lương-vĩnh-hanh, nào Hứa-thiên-văn, Quảng-hợp-ích, hương khói thâu thập bát chúng thiên ở đây chưa ai biết.

Ở sau chùa thì ước chừng vài trăm đám bốn năm người một, người trống, người mõ, người thanh-la, suốt ngày suốt đêm không dứt hồi. Dây tà dương ốp, dó dã gần thú. Người –ấm ngực, kẻ vật mình, thầy đồng thì tay cờ tay kiếm, hò hét sai bảo các quan, tựa như làm trò chuyền-ý ở các phiên chợ nhà-quê bên Pháp, nhưng chỉ khác rằng những thầy chuyền-ý làm ra sự lạ biết tại làm sao, còn các thầy đồng ta thì miệng chuyền thấy linh ứng nhưng cũng chẳng biết tại bởi đâu, có khi mình cũng tin rằng Thánh giáng.

Trong đền thì vàng hương đốt khói ngào ngạt, cửa cung thì mấy anh kỷ mục đứng vòi năm bẩ su, một vài hào thì mới cho các đệ-tử vào lễ.

Lợn, gà, sôi, chuối, bưng vào từng trãm ngàn mâm, vái chưa xong mấy ông ký-dịch đã dao-phay-bầu đứng trực, ra một bước là chuối đã mất nửa.

Hai dẫy nhà bên thực rỏ ra một cửa hàng. Dân anh dân em đâu kéo cả làng Kiếp-bạc ra, người thì buôn bùa dâu, người thi bán tàn hương, anh thì cho thuê chỗ bắt tà.

Giường thì hai dẫi bàn đèn, tiền sôi gà bán cho các hàng thiếu chi, các quan viên tha hồ mà nạo sái.

Các chú-quyền thầy-cai quan sai đến, ý dáng để canh gác, thầy thì mở sóc đĩa, thầy thì dúp thánh làn khổ tà non.

Hội thì vui, cảnh thì đẹp, người thì đông, nhưnh chỉ phải cái bẩn thỉu thì chỗ Kiếp-bạc khồng đâu bằng. Trong sân đến thực quá truồng lợn. Vàng hương đốt khói mù lên mà cũng không khỏi được những mùi ô uế, nào vỏ chuối, nào xương gà, rắc đầy mặt đất.

Hai bên đường đi thì người đại-tiện, người tiểu-tiện, đến nỗi chỗ đềng không như chỗ ấy mà đứng đâu cũng ngạt mùi dơ bửn. Ở vệ sông thì nào lòng gà vỏ chuối, ruồi bâu nhặng quấy, hôi hám gớm ghiếc.

Người ở xứ ấy thì thực là xứng với tên làng Kiếp-bạc. Buôn thần bán thánh, đầu năm chí cuối, chỉ nhờ vào mấy hôm tết, ăn uống, hút sách cho nôn oệ ra, rồi xong hội chia nhau chẳng đều đến đi kiện đi thưa, đánh nhau chí mạng, đốt cửa đốt nhà, rồi người đa-tín lại để ra là tại ý thánh.

Rõ hoài của ! cho cái làng ấy : đất đẹp, địa thế buôn bán dược, mà chỉ vì cái lợi thánh cho ấy nên không có nghề có nghiệp gì, chỉ châu nhau vào làm lính lệ thánh.

Quả thế, cách cục chúng nó ở trong chùa, sử với những người đi lễ bái, thực y như là cách lính lệ. Ai tiền không có thì đóng cửa chùa không cho lỡi.

Còn như sự đồng c̀́t thì tôi định đi đến để mà tìm cách ngân can người ngu dốt, nhưnh cũng may, tôi trông thấy sự này thực mừng lắm.

Phàm các chị đi bắt tà, là, phi vợ lính-tập, vợ bồi, thì là những người đê tiện, chớ người tử-tế không thấy một người nào. Còn những các ông Đồng bà Đồng thì là rặt những người có bịnh điên quồng hoặc là người dốt nát cả.

Y giáng cũng vì thế cho nên ông Trần-hưng-Đạo cũng không dận lằm, chớ giá thử người có chữ nghĩa khôn ngoan, mà lại đổ cho ông ấy dận vô-cùng nước Nam đơn bạc :

« Công trạng với nước bao nhiêu, đén khi chết, nó lại bắt mình làm nghề lạ ! Tài đánh giặc Nguyên ai lại đem ra dùng trừ hâụ-sản !!! »

TÂN – NAM – TỬ[1]

   




Chú thích

  1. Bút hiệu của cụ Nguyễn Văn Vĩnh