Bước tới nội dung

Trợ giúp:Cước chú

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
(Đổi hướng từ H:REF)
Trợ giúp:Mục lục Cước chú
Các cách làm tốt nhất để ghi cước chú (chú thích cuối trang) tại Wikisource

Giới thiệu về kiểu trình bày của Wikisource

[sửa]

Wikisource tiếng Việt có nhiều tác phẩm có kèm theo cước chú, tức là những phần ghi chú ở dưới chân trang hay là nguồn tham khảo. Dù tác phẩm đó là một cuốn sách, một văn bản, một thông cáo báo chí, hay bất kỳ dạng nào khác, chúng đều có thể có chứa những dạng ghi chú kiểu này, với rất nhiều kiểu trình bày mà nhà xuất bản mong muốn quan nhiều thế hệ, với khác biệt về vị trí đặt ghi chú, cách ghi chú và kiểu trình bày ghi chú. Do vậy, để phù hợp với các hướng dẫn chung trong cẩm nang biên soạn, sẽ phải có một cách chung để trình bày ghi chú trong các tác phẩm tại Wikisource.

Wikisource vẫn cố gắng giữ nguyên cách trình bày ghi chú của tác phẩm. Tuy nhiên, để chuyển các tác phẩm này sang môi trường web và để phù hợp với phần mềm MediaWiki mà Wikisource sử dụng, chúng ta sẽ không trình bày cước chú theo từng trang sách như trong tác phẩm gốc. Thay vào đó, Wikisource cố gắng trình bày các ghi chú này ở phía cuối trang được trình bày, tức là tác phẩm cuối cùng hoặc là từng phần của tác phẩm cuối cùng. Để làm được điều đó, theo kinh nghiệm của chúng tôi, sẽ cần thiết phải chuẩn hóa cách trình bày kiểu cước chú, thay vì cố gắng mô phỏng cách nhà xuất bản đã làm vào thời điểm xuất bản tác phẩm gốc.

Các kiểu cước chú

[sửa]

Trong ngành xuất bản, từ trước đến nay có rất nhiều phương pháp in cước chú: ở dạng ghi chú ở cuối trang giấy, hoặc tổng hợp lại vào cuối chương hoặc mục. Có khi tất cả các ghi chú còn được tổng hợp lại ở cuối cuốn sách.

Cước chú thường được đánh dấu bằng chữ số hoặc ký hiệu: như ký hiệu mục §, ký hiệu cuối đoạn văn ¶, dấu thập đơn vào kép † ‡, và dấu hoa thị *.

Nếu tác phẩm chỉ dùng các ký hiệu đặc biệt trong một tập các ký hiệu, nó sẽ được chuyển sang Wikisource thành chữ số tăng tiến.

Ghi cước chú

[sửa]

Tại Wikisource, tất cả các cước chú cần được viết bằng thẻ <ref>. Nó sẽ được tự động thu thập và liệt kê sau đó bằng một thẻ khác ở cuối trang: <references/> {{reflist}} hoặc {{smallrefs}}.

Cước chú

[sửa]

Thay vì đặt nội dung cước chú ở phía cuối trang, cước chú sẽ được đặt ngay tại vị trí văn bản cần ghi chú (tức là nơi có đánh dấu có ghi chú), đặt trong cặp thẻ <ref> ... </ref>.

Ví dụ, nếu trang sách in có chứa nội dung như sau:

Triệu quang Phục là con quan thái-phó Triệu Túc 趙 肅 người ở Châu-diên (Vĩnh-tường, tỉnh Vĩnh-yên) theo cha giúp Lý Nam-đế lập được nhiều công, nay đem quân chống-cự với nhà Lương được ít lâu, rồi sau thấy thế quân Tàu còn mạnh, địch không nổi, bèn rút quân về Dạ-trạch 夜 澤 (2).


Cước chú ở phía cuối trang đó là:


(2) Bây giờ thuộc phủ Khoái-châu, tỉnh Hưng-yên.


Khi chuyển nội dung sang văn bản wiki khi hiệu đính, nó nên hiện ra như thế này:


Triệu quang Phục là con quan thái-phó Triệu Túc 趙 肅 người ở Châu-diên (Vĩnh-tường, tỉnh Vĩnh-yên) theo cha giúp Lý Nam-đế lập được nhiều công, nay đem quân chống-cự với nhà Lương được ít lâu, rồi sau thấy thế quân Tàu còn mạnh, địch không nổi, bèn rút quân về Dạ-trạch 夜 澤<ref>Bây giờ thuộc phủ Khoái-châu, tỉnh Hưng-yên.</ref>.


Sau khi lưu, nó sẽ hiện ra:


Triệu quang Phục là con quan thái-phó Triệu Túc 趙 肅 người ở Châu-diên (Vĩnh-tường, tỉnh Vĩnh-yên) theo cha giúp Lý Nam-đế lập được nhiều công, nay đem quân chống-cự với nhà Lương được ít lâu, rồi sau thấy thế quân Tàu còn mạnh, địch không nổi, bèn rút quân về Dạ-trạch 夜 澤[1].


Để tham khảo: ví dụ này dựa trên Trang:Viet Nam Su Luoc 1.djvu/66; có thể xem nội dung tại Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần II/Chương IV.

Hiển thị cước chú

[sửa]

Cách cơ bản nhất để hiển thị cước chú là dùng thẻ <references/>. Thẻ này nên đặt ở:

  1. Phía cuối trang trong không gian chính, ngau phía sau văn bản được nhúng và trước thể loại và các mục ở cuối trang khác.
  2. Trong trường "chân trang" tại mỗi trang trong không gian tên Trang có chứa cước chú. Mặc định, tất cả các trang sẽ đựoc tự động thêm chân trang này nhưng nó sẽ bị ghi đè khi cần.

Thẻ này sẽ tự động tạo ra danh sách được đánh số thứ tự gồm tất cả các mục có thẻ <ref> trong trang. Việc văn bản được gắn thẻ được viết trực tiếp vào trang bằng cách sửa đổi hay được nhúng từ không gian tên Trang không còn quan trọng. Danh sách sẽ được sắp xếp theo thứ tự mà cước chú xuất hiện trong trang (tức là, cước chú đầu tiên là số 1, cước chú thứ hai là số 2, v.v.).

Tiếp tục ví dụ ở trên:


Văn bản wiki <references/>
Xuất hiện
  1. Bây giờ thuộc phủ Khoái-châu, tỉnh Hưng-yên.


Thay vì thẻ <references/>, bạn có thể dùng một trong các thẻ sau để thay thế:

Chú thích ở cuối chương

[sửa]

Nếu tác phẩm gốc đặt chú thích ở cuối mục hoặc chương toàn bộ mục đó hoặc chương đó sẽ được nhúng chéo vào một trang con tại không gian chính, hãy dùng cách được mô tả phía trên.

Nếu tác phẩm gốc đặt chú thích trong một mục riêng biệt, ví dụ như, một mục ở cuối cuốn sách ghi lại toàn bộ các chú thích trong sách, thì:

  1. Bỏ qua định dạng của tác phẩm gốc và ghi toàn bộ cước chú vào cuối của mục hoặc chương như mô tả phía trên.
  2. Tạo ra một trang con dành riêng cho mục chú thích. Xem Cách làm khác để xem các cách khác để liên kết giữa đánh dấu cước chú và nội dung cước chú.

Trong một số trường hợp bạn có thể chuyển ghi chú cuối chương thành ghi chú cuối trang bằng cách dùng các chức năng nâng cao như mô tả ở dưới tại #Cước chú trải dài qua nhiều trang.

Nâng cao

[sửa]

Cước chú trải dài qua nhiều trang

[sửa]

Trong một số tác phẩm, cước chú có thể viết trải ra hai trang và, trong một số trường hợp, nhiều hơn cả hai trang. Khi hiệu đính từng trang trong không gian Trang, rất khó xử lý trường hợp này bằng cách cơ bản như mô tả ở trên.

Khi dùng thẻ <ref> cho phần đầu của cước chú, thêm tham số "name" (tên). Người hiệu đính có thể chọn tên tùy ý, nhưng tốt nhất là dùng số trang.

Các phần còn lại của cước chú nên dùng tham số "follow" (tiếp theo) với cùng tên được đặt. Vị trí của văn bản này không quan trọng nhưng đặt vào cuối trang, nơi thường xuất hiện cước chú, là vị trí hiển nhiên nhất. Nhớ đảm bảo nó nằm trong trang sẽ được nhúng chéo vào cùng với phần còn lại của cước chú: tức là không phải là phần đầu trang hoặc chân trang của Trang, không đặt trong thẻ <noinclude>, và, nếu nhúng chéo theo mục, thì phải cùng mục với phần còn lại của cước chú (để cho tất cả các phần được nhúng chéo đầy đủ vào cùng một trang trong không gian chính).

Ví dụ, nếu cước chú "Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa." bị tách thành "Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer" tại trang 51 và "adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa." tại trang 52:

Phần đầu sẽ được viết như sau:


<ref name="p51">Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer</ref>


Phần thứ hai sẽ được viết như sau:


<ref follow="p51">adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa.</ref>


Các phần riêng lẻ sẽ được gắn lại với nhau bằng thẻ <references/>, hoặc một bản mẫu tương đương, trong không gian chính.

Quy trình tương tự cũng áp dụng cho cước chú kéo dài qua ba trang.

Quy trình này có thể dùng để chuyển chú thích tại mục riêng thành cước chú. Ví dụ, chú thích [1] tại en:Page:Medivalhymnsand00nealgoog.djvu/25 (page 1) chỉ đến chú thích tại en:Page:Medivalhymnsand00nealgoog.djvu/28 (page 4). Khi được nhúng, chú thích này được gắn lại vào chú thích rỗng, như xem tại en:Mediaeval Hymns and Sequences/Pange lingua gloriosi (Fortunatus).

Cước chú được gom thành nhóm

[sửa]

Đôi khi việc tách các cước chú ra các mục khác nhau là cần thiết. Các cước chú khác nhau có thể được liệt kê tại nhiều hơn một vị trí hoặc sẽ có các loại cước chú khác nhau, mỗi loại sẽ nằm trong danh sách riêng ở cuối trang. Trong các trường hợp này, các cước chú khác nhau cần được gom thành nhóm.

Khi dùng thẻ <ref> them tham số "group" (nhóm). Tên nhóm do người hiệu đính lựa chọn nhưng nên nhớ là nó sẽ hiển thị trong trang thành một bộ phận của số thứ tự của cước chú. Tất cả các thẻ trong một nhóm nhất định phải có cùng tham số "group".

Mỗi thẻ <references/> cũng phải có cùng tham số "group". Mỗi thẻ sẽ chỉ liệt kê những cước chú có cùng tên nhóm mà thôi.

Ví dụ:


Lorem<ref group="A">Foo</ref>

Ispum<ref group="B">Bar</ref>
Dolar<ref group="A">Baz</ref>


Nhóm "A": <references group="A" />

Nhóm "B": <references group="B" />


Hiện ra thành:


Lorem[A 1]

Ipsum[B 1]
Dolar[A 2]


Nhóm "A":

  1. Foo
  2. Baz

Nhóm "B":

  1. Bar

Cước chú lồng nhau

[sửa]

Một hạn chế đã được biết đến của phần mềm MediaWiki đó là một số thẻ nhất định như <ref> sẽ được xử lý tuần tự thay vì theo kiểu phân cấp, dẫn đến cách viết như:

Đây là một câu lệnh cơ bản<ref>Không phải<ref>Đây là cơ hội để viết điều gì hài hước.</ref> là ngôn ngữ lập trình!</ref>.<references/>

sẽ tạo ra kết quả không mong muốn là:

Đây là một câu lệnh cơ bảnLỗi chú thích: Không có </ref> để đóng thẻ <ref> là ngôn ngữ lập trình!</ref>.

—do phần mềm xử lý sẽ cố gắng so trùng lần hiện ra đầu tiên của </ref> trở lại lần hiện ra đầu tiên của <ref> thay vì so trùng với lần xuất hiện trong cùng và rồi sau đó sẽ bị rối.

Tuy nhiên một giải pháp là dùng một cú pháp cũ kỹ nhưng tránh được hành vi trên. Đoạn văn bản có thể được viết lại thành:

Đây là một câu lệnh cơ bản{{#tag:ref|Không phải<ref>Đây là cơ hội để viết điều gì hài hước.</ref> là ngôn ngữ lập trình!}}.<references/>

sẽ cho ra kết quả giống như mong đợi hơn:

Đây là một câu lệnh cơ bản[2].
  1. Đây là cơ hội để viết điều gì hài hước.
  2. Không phải[1] là ngôn ngữ lập trình!

—nhưng rất tiếc, cước chú vẫn bị sai thứ tự so với mong đợi. Do đó nếu chúng ta áp dụng cách dùng cước chú gom nhóm trong phần trước:

Đây là một câu lệnh cơ bản{{#tag:ref|Không phải<ref group="I">Đây là cơ hội để viết điều gì hài hước.</ref> là ngôn ngữ lập trình!|group="O"}}.<references group="O"/><references group="I"/>

Nội dung mới sẽ tạo ra:

Đây là một câu lệnh cơ bản[O 1].
  1. Không phải[I 1] là ngôn ngữ lập trình!
  1. Đây là cơ hội để viết điều gì hài hước.

Nhiều tham khảo cùng chỉ đến một cước chú

[sửa]

Đôi khi có nhiều hơn một tham khảo cùng chỉ đến một cước chú, ví dụ.


Văn bản Đây là một tham khảo[1] và đây là một cái nữa[1] chỉ đến cùng cước chú. Đây, lại thêm một cái nữa[1]
Cước chú
  1. a ă â Đây là cước chú có thể đến được từ ba thẻ tham khảo khác nhau


Để làm được điều này cần tham số "name" (tên). Đặt tên riêng cho tham khảo đầu tiên, trong ví dụ ở trên là ref và các tham khảo sau chỉ đến cùng cước chú sẽ được gắn thẻ <ref name= /> nơi bạn muốn hiện tham khảo. Trong ví dụ ở trên là <ref name=ref />

Đây là một tham khảo<ref name=ref>Đây là cước chú có thể đến được từ ba thẻ tham khảo khác nhau</ref> và đây là một cái nữa<ref name=ref /> chỉ đến cùng cước chú. Đây, lại thêm một cái nữa<ref name=ref />

Trường hợp phức tạp hơn là khi cùng cước chú được gọi trong các trang khác nhau trong văn bản. Phương pháp mẹo trong tình huống này có thể xem tại Wikisource tiếng Anh ở đây.

Nhiều trang tham khảo cùng một cước chú

[sửa]
Giải pháp này chỉ hoạt động tại các trang được nhúng chung trong không gian Chính.

Đôi khi, một trang tham khảo đến một cước chú nằm ở trang trước đó của tác phẩm. Đây là một giải pháp để làm cho cả hai trang và toàn bộ văn bản được nhúng nhìn đúng:

Trang có chứa cước chú

Trang có chứa cước chú nên đặt tên cho tham khảo. Ví dụ:

Trang này tham khảo đến cước chú lần đầu tiên.<ref name="tên-tham-khảo">Đây là cước chú được tham khảo bởi nhiều trang.</ref>
Trang khác cũng tham khảo đến cước chú

Trong phần thân trang, tham khảo chỉ nên có tên. Ví dụ:

Trang khác cũng tham khảo đến cước chú chỉ nên có tên trong phần văn bản.<ref name="tên-tham-khảo" />

Trobng phần chân trang, một trong các lựa chọn sau phải xuất hiện, tùy vào định dạng tham khảo dùng ở các nơi khác trong tác phẩm:

Dùng <references />:
<references>
<ref name="tên-tham-khảo">Đây là cước chú được nhiều trang tham khảo.</ref>
</references>
Dùng {{chú thích nhỏ}}:
{{smallrefs|refx=
<ref name="tên-tham-khảo">Đây là cước chú được nhiều trang tham khảo.</ref>
}}
Dùng {{reflist}}:
{{reflist|refs=
<ref name="tên-tham-khảo">Đây là cước chú được nhiều trang tham khảo.</ref>
}}

Xem en:Page:Oregon Historical Quarterly vol. 4.djvu/35en:Page:Oregon Historical Quarterly vol. 4.djvu/38 để biết cách dùng.

Cách làm khác

[sửa]

Các hướng dẫn ở trên là cách làm tốt nhất để tạo ra cước chú tại Wikisource. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp có thể những phương pháp dưới đây sẽ phù hợp hơn.

Bản mẫu Ref và Note

[sửa]

Đánh dấu tham khảo có thể thay bằng bản mẫu {{Ref}}, với đoạn văn bản trùng sẽ trong bản mẫu {{Note}} sau đó. Nó giúp cho người hiệu đính có thể quyết định được nơi đặt cước chú nhưng có nhược điểm rất lớn là không thể gom các cước chú về một chỗ khi nhúng chéo vào không gian chính.

Với ví dụ ở trên, nội dung chính sẽ là:


And here it is doubtless thought by some, as it is in France by M. de Lagevenais, that Government, by supplying good music, should exclude the bad, such as that of Offenbach.{{ref|4}}


Cước chú sẽ được viết là


{{sup|4}} {{note|4}} ''Revue des Deux Mondes'', February 15, 1872.


Kết quả là:


Text And here it is doubtless thought by some, as it is in France by M. de Lagevenais, that Government, by supplying good music, should exclude the bad, such as that of Offenbach.[4]
Footnote 4 ^  Revue des Deux Mondes, February 15, 1872.


Khi dùng phương pháp này, phải nhớ gắn vào trước cước chú hình ảnh hoặc ký hiệu đúng. Có nghĩa là chú thích chỉ được tìm thấy nếu đọc được từ bản in thay vì trên màn hình.

Ghi chú cuối sách với điểm neo

[sửa]

Nếu tác phẩm gốc có ghi chú ở cuối sách (hoặc ấn phẩm khác) có thể sẽ phù hợp hơn nếu liệt kê toàn bộ cước chú trong một trang con đặc biệt. Trang con này nên nhúng chéo mục ghi chú từ bản quét của tác phẩm gốc.

Để tạo ra liên kết từ vị trí chú thích trong văn bản đến cước chú, liên kết wiki và điểm neo sẽ được dùng. Vị trí chú thích nên là một liên kết wiki theo định dạng như [[Sách của tôi/chương chú thích#chú4]]. Cước chú nên được bắt đầu bản mẫu {{neo}}.

Nếu ví dụ ở trên được viết theo định dạng này, với cước chú ở một mục khác, văn bản sẽ như sau:


And here it is doubtless thought by some, as it is in France by M. de Lagevenais, that Government, by supplying good music, should exclude the bad, such as that of Offenbach.{{sup|[[Trợ giúp:Cước chú#chú4|4]]}}
Mặc dù, ngoài trang trợ giúp này, liên kết wiki sẽ trông giống như [[The Study of Sociology I/Endnotes#chú4|4]].


Cước chú sẽ được viết là:


{{neo|chú4}}{{sup|4}} ''Revue des Deux Mondes'', February 15, 1872.


Kết quả là:


Văn bản And here it is doubtless thought by some, as it is in France by M. de Lagevenais, that Government, by supplying good music, should exclude the bad, such as that of Offenbach.4
Chú thích 4 Revue des Deux Mondes, February 15, 1872.

Xem thêm

[sửa]