Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại
Tác phẩm này chưa hoàn thành. Nếu bạn muốn giúp phát triển nó, hãy xem các trang trợ giúp và cẩm nang biên soạn, hoặc tham gia thảo luận ở trang thảo luận của tác phẩm này. |
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (dưới đây được gọi chung là "các Bên" và gọi riêng là "Bên"),
Mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau;
Nhận thức rằng, việc các Bên chấp nhận và tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn thương mại quốc tế sẽ giúp phát triển quan hệ thương mại cùng có lợi, và làm nền tảng cho các mối quan hệ đó;
Ghi nhận rằng, Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thoả thuận rằng, các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước; và
Tin tưởng rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các Bên sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của các Bên;
Đã thoả thuận như sau:
- Chương I: Thương mại hàng hoá
- Chương II: Quyền sở hữu trí tuệ
- Chương III: Thương mại dịch vụ
- Chương IV: Phát triển quan hệ đầu tư
- Chương V: Tạo thuận lợi cho kinh doanh
- Chương VI: Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện
- Chương VII: Những điều khoản chung
Các phụ lục
- Phụ lục A - Việt Nam - Ngoại lệ đối xử quốc gia
- Phụ lục B - Việt Nam - Hạn chế số lượng nhập khẩu/xuất khẩu/Hàng hoá cấm nhập khẩu
- Phụ lục C - Việt Nam - Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện điều chỉnh của các quy định về thương mại Nhà nước và lịch trình loại bỏ
- Phụ lục D - Việt Nam - Lịch trình loại bỏ hạn chế về Quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối
- Phụ lục E - Việt Nam - Thuế nhập khẩu nông nghiệp, Thuế xuất khẩu sản phẩm công nghiệp
- Phụ lục F - Phụ lục về dịch vụ tài chính, phụ lục về di chuyển thể nhân, phụ lục về viễn thông, và tài liệu tham chiếu về viễn thông
- Phụ lục G - Hoa kỳ, Việt Nam - Bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể
- Phụ lục H - Việt Nam, Hoa Kỳ - Các ngoại lệ
- Phụ lục I - Danh mục Minh họa các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs)
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó là một tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ (xem 17 U.S.C. 105).
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".