Bước tới nội dung

Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/II/30

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

8. — Hội đánh cá.

Tại Ai-lao, về vùng thượng-lưu sông Mékong, ở các vực sâu, có một thứ cá lớn gọi[1] là Pabeuk, nhân dân cho là cá thần, nên có lòng kính-sợ.

Ai đánh những cá ấy thì phải tội, vì cho là phạm đến các thủy-thần và Long-vương Nguek.

Tuy vậy, trong một năm, cũng có mấy kỳ được đánh cá ấy. Người đánh cá, kẻ đi xem, hội-họp trên bờ sông rất đông, không những để đánh cá mà thôi, lại còn được phép bày ra bao nhiêu cuộc cờ-bạc chơi-bời.

Người ta thả lưới xuống vực, để ít lâu rồi kéo lên, có khi được những con cá Pabeuk nặng kể hang mấy trăm cân tây.

Lúc bấy giờ nhân dân tha-hồ chơi-bời thỏa-thích, càng đánh được nhiều cá bao nhiêu, lại càng vui chơi bấy nhiêu, vì cho thế là một cái điềm hay vậy.

Toát yếu. — Ở Ai-lao, hàng năm, cứ vào độ nước xuống, thì người ta đánh cá Pabeuk ở thượng-lưu sông Mékong. Thứ cá ấy cho là cá thần, nên khi nào đánh thì người Ai-lao mở hội chơi-bời rất thỏa-thích.

Giải nghĩa.Thượng-lưu = khúc sông trên.

Câu hỏi. — Ở đâu có thứ cá Pabeuk? — Tại làm sao người ta kính sợ giống cá ấy? — Độ nào người ta được phép đánh cá ấy? — Những ngày đánh cá ấy nhân dân chơi-bời thế nào?

  1. kêu