Bước tới nội dung

Luật Hàng không dân dụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2006/Chương III

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Mục 1. Quy định chung

[sửa]

Điều 47. Cảng hàng không, sân bay

[sửa]

Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.

Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:

  1. a) Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa;
    b) Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
  2. Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng là sân bay chuyên dùng.

Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó.
  2. Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là tám kilômét tính từ ranh giới cảng hàng không, sân bay trở ra.
  3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền duy trì trật tự công cộng, bảo đảm thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không; áp dụng các biện pháp để tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển, thay đổi kết cấu công trình, trang bị, thiết bị hoặc các chướng ngại vật khác ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay gây mất an toàn cho hoạt động bay; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay là việc cho phép, không cho phép hoạt động của cảng hàng không, sân bay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng cảng hàng không, sân bay vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
  3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau đây:
    a) Cải tạo, mở rộng, sửa chữa cảng hàng không, sân bay có khả năng gây mất an toàn cho hoạt động bay;
    b) Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi;
    c) Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tai nạn tàu bay và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
  4. Vì sự cố đột xuất, để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay không quá hai mươi bốn giờ và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
  5. Cảng hàng không, sân bay được mở lại sau khi các lý do quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này đã chấm dứt.

Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Cảng hàng không, sân bay phải được đăng ký vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay.
  2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bao gồm:
    a) Có giấy tờ chứng minh sự tạo lập hợp pháp cảng hàng không, sân bay;
    b) Phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt;
    c) Có kết cấu hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.
  3. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.
  4. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay phải nộp lệ phí.

Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Sau khi cảng hàng không, sân bay được đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Luật này, người khai thác cảng hàng không, sân bay được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Đáp ứng yêu cầu về tổ chức, trang bị, thiết bị và các yếu tố cần thiết khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không;
    b) Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
  2. Cảng hàng không, sân bay chỉ được khai thác sau khi Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
  3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay phải nộp lệ phí.
  4. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
    a) Cảng hàng không, sân bay không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Cảng hàng không, sân bay không được khai thác hoặc ngừng khai thác trong thời hạn mười hai tháng liên tục;
    c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  5. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thực hiện đúng các điều kiện quy định trong Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

Điều 52. Đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng

[sửa]
  1. Cảng hàng không, sân bay đang xây dựng được đăng ký tạm thời vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay kể từ thời điểm khởi công xây dựng.
  2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng bao gồm:
    a) Có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và việc xây dựng cảng hàng không, sân bay;
    b) Phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt;
    c) Có phương án xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.
  3. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng.
  4. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng phải nộp lệ phí.

Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay là việc quản lý, phân bổ giờ cất cánh, hạ cánh của chuyến bay thực hiện vận chuyển hàng không thường lệ tại cảng hàng không, sân bay được công bố.
  2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Trong phạm vi giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay;
    b) Bảo đảm công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử;
    c) Thuận lợi và hiệu quả;
    d) Phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 54. Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
  2. Việc khai thác tàu bay, cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác, việc cung ứng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí thải và các tiêu chuẩn khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.

Điều 55. Quy định chi tiết việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, sử dụng sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
  2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc lập Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng; tiêu chuẩn kỹ thuật cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay và yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

Mục 2. Quy hoạch, đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay

[sửa]

Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc và quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay nội địa.

  1. Các ngành, địa phương khi lập quy hoạch hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có ảnh hưởng đến quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 57. Quản lý đất cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Đất cảng hàng không, sân bay bao gồm đất để xây dựng sân bay, nhà ga và các công trình cần thiết khác phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
  2. Cảng vụ hàng không được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất cảng hàng không, sân bay một lần theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cảng hàng không, sân bay được cấp cho Cảng vụ hàng không.
  3. Cảng vụ hàng không giao lại đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trong khu vực cảng hàng không, sân bay cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để sử dụng theo đúng mục đích và quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất thuê cảng hàng không, sân bay có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
    a) Sử dụng đất đúng mục đích, không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
    b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để thế chấp, bảo lãnh tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
    Việc bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất phải bảo đảm tài sản đó được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng hàng không, sân bay và phải được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
    Người mua tài sản được Cảng vụ hàng không tiếp tục cho thuê đất và phải sử dụng đất, các công trình trên đất theo đúng mục đích đã được xác định trong quy hoạch, không làm ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
  5. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.

Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay và quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.

===Mục 3. Quản lý Nhà nước tại cảng hàng không, sân bay

Điều 59. Cảng vụ hàng không

[sửa]
  1. Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
  2. Giám đốc Cảng vụ hàng không là người đứng đầu Cảng vụ hàng không.
  3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng không.

Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không

[sửa]
  1. Quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện và quản lý việc xây dựng các công trình trên mặt đất, mặt nước, dưới lòng đất tại cảng hàng không, sân bay theo đúng quy hoạch và dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về:
    a) Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay;
    b) Tiêu chuẩn an toàn hàng không, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;
    c) Trật tự công cộng, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay;
    d) Khai thác vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
    đ) Khai thác cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị kỹ thuật cảng hàng không, sân bay;
    e) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay;
    g) Sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.
  3. Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy, cứu nạn, xử lý sự cố và tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
  4. Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
  5. Đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực cảng hàng không, sân bay; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy hoạch cảng hàng không, sân bay, quy định về quản lý chướng ngại vật, gây uy hiếp an toàn cho hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
  6. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
  7. Chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc phát sinh tại cảng hàng không, sân bay.
  8. Đình chỉ thực hiện chuyến bay; yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; khám xét, tạm giữ tàu bay; thực hiện lệnh bắt giữ tàu bay; đình chỉ hoạt động của thành viên tổ bay không đáp ứng yêu cầu về an toàn hàng không, an ninh hàng không.
  9. Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
  10. Quản lý tài sản được Nhà nước giao.
  11. Chủ trì việc sắp xếp vị trí làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 61. Hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác tại cảng hàng không, sân bay thực hiện các hoạt động nghiệp vụ và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
  2. Cảng vụ hàng không chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; triệu tập và chủ trì các cuộc họp liên tịch định kỳ hàng tháng hoặc bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
  3. Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất cách giải quyết vấn đề phát sinh, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
  4. Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay bị công bố là khu vực có dịch bệnh nguy hiểm, Cảng vụ hàng không phối hợp các cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay để áp dụng các biện pháp thích hợp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và dập tắt dịch bệnh theo sự chỉ đạo chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  5. Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay được bố trí nơi làm việc thích hợp.

Mục 4. Khai thác cảng hàng không, sân bay

[sửa]

Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
    a) Doanh nghiệp cảng hàng không;
    b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
    c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.

Việc thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh, hoạt động của cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp, thương mại.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không, cung cÊp dÞch vô hµng kh«ng.

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
    a) Thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không;
    b) Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt động khai thác và cung cấp dịch vụ.

Điều 63. Doanh nghiệp cảng hàng không

[sửa]
  1. Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay.
  2. Doanh nghiệp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    b) Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay;
    c) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
    d) Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
  3. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không phải nộp lệ phí.

Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không

[sửa]
  1. Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay.
  2. Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay.
  3. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
  4. Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, dài hạn và các số liệu thống kê về khai thác cảng hàng không, sân bay.
  5. Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
  6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Điều 65. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

[sửa]
  1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, có mục đích hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay.
  2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    b) Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
    c) Có trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm phục vụ an toàn hàng không, an ninh hàng không;
    d) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ.
  3. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không phải nộp lệ phí.
  4. Danh mục dịch vụ hàng không do Chính phủ quy định.

Điều 66. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không

[sửa]
  1. Cung cấp các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cảng hàng không và thực hiện các quy định về khai thác cảng hàng không, sân bay.
  2. Tổ chức phục vụ khách hàng của cảng hàng không, sân bay bảo đảm chất lượng, văn minh, lịch sự, chu đáo.

Điều 67. Quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

[sửa]

Doanh nghiệp vận chuyển hàng không có quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp vì lý do an toàn hàng không, an ninh hàng không.