Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ/Các quy định chuyển tiếp và bổ sung của Luật Quyền tác giả năm 1976

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ  (1976) 
của Quốc hội Hoa Kỳ, do Cục Bản quyền tác giả dịch
Các quy định chuyển tiếp và bổ sung của Luật Quyền tác giả năm 1976


Điều 102:[sửa]

Luật này có bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/1978, ngoại trừ những quy định được quy định cụ thể khác tại Luật này, bao hàm các quy định của Điều thứ nhất của Luật này. Các quy định của Điều 118, 304(b), và Chương 8 của Điều luật số 17, như đã sửa đổi bởi Điều thứ nhất của Luật này, có hiệu lực khi ban hành Luật này.

Điều 103:[sửa]

Luật này không quy định việc bảo hộ quyền tác giả đối với bất kỳ tác phẩm thuộc lĩnh vực công cộng trước ngày 1/1/1978. Quyền độc quyền như được quy định tại Điều 106 của Điều luật số 17 đã được sửa đổi bởi Điều thứ nhất của Luật này về sao chép tác phẩm dưới hình thức các bản ghi và quyền độc quyền về phân phối các bản ghi của tác phẩm, không mở rộng tới bất kỳ tác phẩm âm nhạc phi sân khấu nào được bảo hộ quyền tác giả trước ngày 1/7/1909.

Điều 104:[sửa]

Tất cả các tuyên bố được Tổng thống ban hành theo Điều 1(e) hoặc 9(b) của Điều luật số 17 mà nó đã tồn tại vào ngày 31/12/1977, hoặc theo luật về quyền tác giả trước đây của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới khi bị chấm dứt, huỷ bỏ, hoặc sửa đổi bởi Tổng thống.

Điều 105:[sửa]

(a).

(1). Điều 505 của Điều luật số 44 được sửa đổi như sau:

"Điều 505. Bán bản sao các khuôn in.

"Nhà xuất bản in sẽ bán, theo quy chế của Uỷ ban chung về in ấn đối với những người mà có thể áp dụng, các khuôn in phụ thêm hoặc nhân bản của bản in đúc hoặc bản in mạ mà từ chúng hoạt động xuất bản của Chính phủ được in, với giá không vượt quá chi phí chế tạo, vật liệu, và tạo cho Chính phủ, cộng 10 %, và toàn bộ khoản tiền của giá này sẽ được thanh toán khi mà đơn đặt hành được nộp.".

(2). Mục liên quan đến Điều 505 trong danh mục các điều ở đầu của Chương 5 của Điều luật số 44 được sửa đổi như sau:

"505. Bán bản sao các khuôn in.".

(b). Điều 2113 của Điều luật số 44 được sửa đổi như sau:

"Điều 2113. Giới hạn nghĩa vụ.

"Khi các thư từ và các sản phẩm trí tuệ khác (bao gồm các tài liệu được bảo hộ sáng chế, các tác phẩm đã công bố theo sự bảo hộ quyền tác giả, và các tác phẩm chưa công bố mà đối với chúng việc đăng ký quyền tác giả đã được thực hiện) thuộc vào sự kiểm soát hoặc chiếm hữu của tổng cục bưu chính (administrator of general service), Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc các cơ quan của nó thì không có nghĩa vụ đối với sự vi phạm quyền tác giả hoặc các quyền tương tự phát sinh từ việc sử dụng tư liệu đó cho việc trưng bầy, kiểm tra, nghiên cứu, sao chép, hoặc các mục đích khác.".

(c). Tại Điều 1498(b) của Điều luật số 28, câu "Điều 101(b) của Điều luật số 17" được sửa thành "Điều 504(c) của Điều luật số 17".

(d). Điều 543(a)(4) của Luật Lợi tức nội bộ năm 1954, sửa đổi, được sửa thông qua việc bỏ cụm từ ("ngoài lý do của Điều 2 hoặc 6 của luật này").

(e). Điều 3202(a) của Điều luật số 39 được sửa đổi thông qua việc bỏ Điểm (5). Điều 3206 của Điều luật số 39 được sửa đổi thông qua việc xoá cụm từ : "Khoản (b) và (c)" chèn vào "Khoản (b)" trong Khoản (a), và thông qua việc xoá Khoản (c). Khoản (d) của Điều 3206(d) được đánh số lại thành Khoản (c).

(f). Khoản (a) của Điều 290(e) của Điều luật số 15 được sửa đổi thông qua việc xoá cụm "Điều 8" và chèn vào đó cụm "Điều 105".

(g). Điều 131 của Điều luật số 2 được sửa đổi thông qua việc xoá cụm "nộp để bảo hộ quyền tác giả" và chèn vào đó cụm "phát sinh quyền tác giả theo luật quyền tác giả,".

Điều 106:[sửa]

Trong trường hợp mà, trước ngày 1/1/1978, người đã tạo ra hợp pháp các bộ phận của phương tiện phục vụ cho việc nhân bản máy móc tác phẩm được bảo hộ theo giấy phép bắt buộc quy định tại Điều 1(e) của Điều luật số 17 đã tồn tại vào ngày 31/12/1977, những người này có thể tiếp tục tạo ra và phân phối các bộ phận thể hiện việc nhân bản máy móc tương tự mà không cần có được giấy phép bắt buộc theo các quy định của Điều 115 của Điều luật số 17 đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này. Tuy nhiên, những bộ phận mà được tạo ra vào hoặc sau ngày 1/1/1978, tạo thành bản ghi và nói cách khác là thuộc đối tượng của các quy định của Điều 115 nói trên.

Điều 107:[sửa]

Trong trường hợp bất kỳ tác phẩm nào mà quyền tác giả tạm thời đối với tác phẩm đó được tiếp tục duy trì hoặc có khả năng được bảo đảm và ngày 31/12/1977 theo Điều 22 của Điều luật số 17 như đã tồn tại vào ngày đó, sự bảo hộ quyền tác giả đối với các trường hợp này được mở rộng duy trì một thời hạn hoặc các thời hạn quy định tại Điều 304 của Điều luật số 17 được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này.

Điều 108:[sửa]

Các quy định về thông báo của các Điều 401 tới 403 của Điều luật số 17 được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này áp dụng đối với tất cả các bản sao hoặc bản ghi được phân phối công cộng vào hoặc sau ngày 1/1/1978. Tuy nhiên, trong trường hợp tác phẩm được công bố trước ngày 1/1/1978, phù hợp với các quy định về thông báo của Điều luật số 17 hoặc là như đã tồn tại vào ngày 31/12/1977 hoặc là như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này, thì hoàn toàn chỉ liên quan tới các bản sao được phân phối công cộng sau ngày 31/12/1977.

Điều 109:[sửa]

Việc đăng ký các yêu cầu về quyền tác giả mà đối với các yêu cầu này các yêu cầu về mặt thể thức như nộp bản sao, nộp đơn, và lệ phí đã được Cục Bản quyền tác giả nhận trước ngày 1/1/1978, và chứng nhận chuyển nhượng quyền tác giả hoặc và văn kiện khác đã được Cục Bản quyền tác giả nhận trước ngày 1/1/1978, sẽ được thực hiện phù hợp với Điều luật số 17 như đã tồn tại vào ngày 31/12/1977.

Điều 110:[sửa]

Các quy định về yêu cầu và phạt của Điều 14 của Điều luật số 17 đã tồn tại vào ngày 31/12/1977 áp dụng đối với bất kỳ tác phẩm mà quyền tác giả của tác phẩm đó đã được bảo hộ thông qua việc công bố thông báo về quyền tác giả vào hoặc trước ngày đó, nhưng bất kỳ việc nộp bản sao và đăng ký nào được tiến hành sau ngày đó để đáp ứng yêu cầu theo Điều đó sẽ được thực hiện phù hợp với các quy định của Điều 17 như được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này.

Điều 111:[sửa]

Điều 2318 của Điều luật số 18 của Bộ luật Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ được sửa đổi như sau :

Điều 2318. Buôn bán nhãn giả đối với bản ghi, bản sao của chương trình máy tính hoặc chương trình tài liệu máy tính hoặc gói sản phẩm, và bản sao của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác, và buôn bán các tài liệu chương trình máy tính hoặc gói sản phẩm giả.

(a). Người nào mà, trong các trường họp quy định tại Khoản (c) của Điều này, biết là buôn bán nhãn giả được dán hoặc được thiết kế để dán trên bản ghi, bản sao của chương trình máy tính hoặc tài liệu hoặc gói sản phẩm của chương trình máy tính, hoặc bản sao của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác, và người nào mà, trong các trường hợp quy định tại Khoản (c) của Điều này, biết là buôn bán các tài liệu và gói sản phẩn giả của chương trình máy tính, sẽ bị phạt không quá 250.000$ hoặc bị phạt tù không quá 5 năm. Hoặc cả hai.

(b). Được sử dụng trong Điều này:

(1). Thuật ngữ "nhãn giả" có nghĩa là dấu hiệu của nhãn hoặc vỏ bọc có vẻ như thật nhưng không phải là thật;
(2). Thuật ngữ "buôn bán" có nghĩa là vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định đoạt quyền sở hữu khác với bất kỳ người nào nhằm thu lại bất kỳ giá trị nào, hoặc thực hiện hoặc đạt được sự kiểm soát về ý định vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định đoạt đó; và
(3). Các thuật ngữ "bản sao", "bản ghi", "tác phẩm điện ảnh" "chương trình máy tính", và "tác phẩm nghe nhìn khác" có nghĩa tương ứng với các thuật ngữ đó quy định tại Điều 101 (về phần định nghĩa) của Điều luật số 17.

(c). Các trường hợp nói đến tại Khoản (a) của Điều này bao gồm:

(1). Sự việc vi phạm diễn ra thuộc vùng biển hoặc biên giới thuộc quyền tài phán của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ; hoặc trên các máy bay thuộc quyền tài phán của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (như được định nghĩa tại Điều 101 của Luật Hàng không Liên Bang năm 1958);
(2). Thư từ hoặc các vận chuyển giữa các tiểu Bang hoặc buôn bán ngoại thương được sử dụng chủ ý sử dụng trong sự việc vi phạm;
(3). Nhãn giả được dán hoặc được gửi kèm theo, hoặc được thiết kế để dán hoặc gửi kèm theo bản sao của chương trình máy tính được bảo hộ hoặc các tài liệu hoặc gói sản phẩm được bản hộ của chương trình máy tính, tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác được bảo hộ, hoặc bản ghi của bản ghi âm được bảo hộ; hoặc
(4). Các tài liệu hoặc gói sản phẩm giả của chương trình máy tính được bảo hộ.

(d). Khi mà bất kỳ người nào mà bị kết tội là vi phạm Khoản (a), toà án trong bản tuyên án của mình, ngoài hình phạt được nêu trong bản án đó, lệnh tịch thu và tiêu huỷ hoặc định đoạt khác tất cả các nhãn giả và tất cả các đồ vật đã được dán nhãn giả đó hoặc các đồ vật có ý định dán nhãn đó.

(e). Ngoại trừ nội dung mà trái với các quy định của Điều luật này, tất các các quy định của Điều 509, Điều luật số 17, Bộ luật Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, được áp dụng đối với tất cả các vi phạm quy định tại Điều (a).

Điều 2319: Vi phạm hình sự quyền tác giả:

(a). Người nào mà vi phạm Điều 506(a) (về vi phạm hình sự) của Điều luật số 17 sẽ bị phạt như quy định tại Khoản (b) của Điều này và các hình phạt này sẽ được thêm vào với các quy định của Điều luật số 17 hoặc bất kỳ luật nào khác.

(b). Bất kỳ người nào mà tham gia vào vụ vi phạm hình sự theo Khoản (a) của Điều này:

(1). Sẽ bị phạt tù không quá 5 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định tại Luật này, hoặc cả hai hình phạt, nếu sự vi phạm này bao gồm việc tái nhân bản hoặc phân phối, trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, của ít nhất 10 bản sao hoặc bản ghi, của một hoặc nhiều tác phẩm bảo hộ, với giá trị bán lẻ trên 2.500$;
(2). Sẽ bị phạt tù không quá 10 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt, nếu sự vi phạm này là lần thứ 2 hoặc sự vi phạm tiếp tục tái diễn theo Điểm (1); và
(3). Sẽ bị phạt tù không quá 1 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt trong bất kỳ trường hợp nào khác.

(c). Được sử dụng trong Điều này:

(1). Thuật ngữ "bản ghi" hoặc "bản sao" có nghĩa tương ứng quy định tại Điều 101 (về định nghĩa) của Điều luật số 17; và
(2). Thuật ngữ "nhân bản" và "phân phối" nói về quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả theo Điểm (1) và (3) tương ứng của Điều 106 (về các quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ), như được hạn chế bởi các Điều 107 tới Điều 120 của Điều luật số 17.

Điều 2319A: Ghi và buôn bán bản ghi âm và các băng videos âm nhạc của các buổi biểu diễn nhạc sống không được phép

(a). Sự vi phạm: người nào mà không được sự đồng ý của người trình diễn hoặc những người trình diễn, biết rằng và nhằm mục đích thu lợi nhuận thương mại hoặc thu lợi cá nhân:

(1). Ghi các âm thanh hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống trên các bản sao hoặc bản ghi, hoặc nhân bản các bản sao hoặc bản ghi của buổi trình diễn đó từ việc ghi buổi trình diễn không được phép;
(2). Truyền hoặc phổ biến khác tới công chúng các âm thanh hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống; hoặc
(3). Phân phối hoặc đưa ra phân phối, bán hoặc chào bán, cho thuê hoặc mời thuê, hoặc buôn bán bất kỳ bản sao hoặc bản ghi đã được ghi như quy định tại Điểm (1), không phụ thuộc vào việc sự ghi đó xẩy ra tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay không; sẽ bị phạt tù không quá 5 năm hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt, hoặc nếu sự vi phạm này là lần thứ hai hoặc là tái phạm sau đó, sẽ bị phạt tù không quá 10 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt.

(b). Tịch thu và phá huỷ: khi một người bị kết tội là vi phạm Khoản (a), toà án sẽ ra lệnh tịch thu và phá huỷ bất kỳ bản sao hoặc bản ghi được tạo ra trong quá trình vi phạm đó, cũng như các khuôn đúc, khuôn in, khuôn cối, đĩa master, băng, phim âm bản mà thông qua chúng các bản sao hoặc bản ghi có thể được tạo ra. Toà án cũng có thể, theo suy xét của mình, lệnh tịch thu và phá huỷ bất kỳ các thiết bị nào mà thông qua các thiết bị này các bản sao hoặc bản ghi có thể được nhân bản, trên cơ sở xem xét đến tính chất, phạm vi, mức độ sử dụng các thiết bị này trong vụ vi phạm đó.

(c). Tịch biên và tịch thu: nếu các bản sao hoặc bản ghi của các âm thanh hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống được ghi ngoài Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà không được sự đồng ý của người trình diễn hoặc những người trình diễn trong buổi trình diễn đó, các bản sao hoặc bản ghi thuộc đối tượng tịch biên và tịch thu tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ theo quy định tương tự như các tài sản được nhập khẩu vi phạm Luật Hải quan. Thư ký của kho bạc nhà nước sẽ, trước 60 ngày sau ngày ban hành Luật về các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay, ban hành quy chế thực hiện khoản này, bao hàm các quy định mà thông qua đó bất kỳ người trình diễn nào có thể, vào lúc thanh toán các khoản lệ phí quy định, được hưởng quyền thông báo tới Tổng cục Hải quan Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về việc nhập khẩu các bản sao hoặc bản ghi mà thấy là bao hàm việc ghi không được phép các âm thanh hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống.

(d). Định nghĩa: được sử dụng trong Điều này:

(1). Thuật ngữ "sao chép", "ghi", "tác phẩm âm nhạc", "bản ghi", "nhân bản", "bản ghi âm" và "truyền" là các thuật ngữ theo nghĩa của Điều luật số 17; và
(2). Thuật ngữ "buôn bán" có nghĩa là vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định đoạt quyền sở hữu khác với bất kỳ người nào, để thu về bất kỳ thứ gì có giá trị, hoặc tạo ra hoặc có được sự kiểm soát về ý định vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định đoạt đó.

(e). Áp dụng: Điều này sẽ áp dụng đối với bất kỳ Luật hoặc những Luật nào mà phát sinh vào hoặc sau ngày ban hành Luật về các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay.

Điều 112:[sửa]

Tất cả các vụ việc khiếu kiện mà phát sinh trước ngày 1/1/1978 sẽ được điều chỉnh thông qua Điều luật số 17 như đã tồn tại khi mà các vụ việc khiếu kiện đó phát sinh.

Điều 113:[sửa]

(a). Thư viện Quốc hội (sau đây gọi tắt là Thư viện) sẽ lập và duy trì trong Thư viện Quốc hội một thư viện với tên là Viện lưu trữ phát thanh và truyền hình Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là Viện). Mục tiêu của Viện này là bảo quản lâu dài bản ghi các chương trình phát thanh truyền hình là di sản của dân tộc Mỹ và cho phép xem các chương trình đó cho các nhà sử học, nhà nghiên cứu mà không khuyến khích hoặc tạo ra sự vi phạm quyền tác giả.

(1). Thư viện, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức và cá nhân có liên quan, sẽ phân loại và xếp đặt trong Viện các bản sao và các bản ghi của các chương trình phát thanh truyền hình đã được truyền tới công chúng tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và các nước khác mà là các chương trình hiện tại, có tiềm năng công công hoặc lợi ích văn hoá, ý nghĩa lịch sử, giá trị nhận thức, hoặc xứng đáng bảo tồn khác, bao hàm các bản sao hoặc bản ghi của các chương trình truyền đã công bố hoặc chưa công bố:
(A). Có được theo quy định của Điều 407 và 408 của Điều luật số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này; và
(B). Được chuyển sang từ bộ sưu tập hiện có của Thư viện Quốc hội; và
(C). Được cho hoặc trao đổi với Viện thông qua các viện lưu trữ, thư viện, tổ chức cá nhân khác; và
(D). Mua được từ chủ sở hữu của chúng.
(2). Thư viện sẽ bảo quản và công bố danh mục và phụ lục phù hợp của Bộ sưu tập của Viện, và thực hiện việc cung cấp bộ sưu tập này phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu theo các điều kiện được quy định tại Điều này.

(b). Không trái với các quy định của Điều 106 của Điều luật số 17 đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này, Thư viện sẽ được phép đối với các chương trình truyền bao hàm bản tin hoặc các tin thu thập từ các sự kiện hiện tại theo theo lịch thường kỳ, và theo các tiêu chuẩn và điều kiện mà Thư viện sẽ quy định trong quy chế:

(1). Sao chép việc bản ghi chương trình đó dưới hình thức vật chất hữu hình khác hoặc tương tự, nhằm mục đích lưu giữ hoặc bảo quản hoặc nhằm mục đích phân phối theo các điều kiện của Điểm (3) của Khoản này; và
(2). Biên tập mà không có sự lược bớt hoặc bất kỳ sự cắn xén nào khác, các phần của bản ghi đó theo chủ đề, và sao chép bản biên tập đó nhằm các mục đích quy định tại Điểm (1) của Khoản này; và
(3). Để phân phối các bản sao được tạo ra theo Điểm (1) hoặc (2) của Khoản này:
(A). Thông qua việc cho mượn đối với người làm công tác nghiên cứu; và
(B). Để nộp cho các viện lưu trữ hoặc các thư viện đáp ứng các yêu cầu của Điều 108(a) của Điều luật số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này,

trong cả hai trường hợp cho sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và không cho sao chép hoặc trình diễn tiếp nữa.

(c). Thư viện hoặc bất kỳ nhân viên nào của Thư viện thực hiện hoạt động được phép của Điều này sẽ không có nghĩa vụ về bất kỳ hành vi nào về việc xâm phạm quyền tác giả bị liên luỵ vào gây ra bởi bất kỳ người nào khác trừ phi Thư viện hoặc những nhân viên này biết là tham gia vào hành vi xâm phạm liên quan tới những người khác đó. Không điểm nào trong Điều này sẽ được phép diễn giải tới việc bãi bỏ hoặc hạn chế các nghĩa vụ theo Điều luật số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này đối với bất kỳ hành vi nào không được phép trong Điều luật đó và Điều này, hoặc đối với bất kỳ hành vi nào được thực hiện bởi người mà không được phép hành động theo Điều luật đó và Điều này.

(d). Điều này có thể được dẫn chiếu là "Luật Lưu trữ phát thanh truyền hình Hoa Kỳ".

Điều 114:[sửa]

Theo quy định tại đây được phép thành lập một quỹ mà có thể là cần thiết để thực hiện mục tiêu của luật này.

Điều 115:[sửa]

Nếu bất kỳ quy định nào của Điều luật số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này, được tuyên bố là trái với hiến pháp, giá trị pháp lý của các quy định còn lại của Điều luật đó không bị ảnh hưởng.