Biên dịch:Nam Ông mộng lục/Thiên 12

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Tấu chương minh nghiệm
'奏章明驗
Tấu chương minh nghiệm

交趾太清宮道士,名道甚。元世祖至元間,為陳太王祈嗣,拜章畢,乃白王曰:上帝既允奏章,即命昭文童子,降生王宮,住四紀。巳而後宮有孕,果生男,兩 膞上有文曰昭文童子,字頗明顯,因以昭文為號。年長,其文始消。

Giao Chỉ Thái Thanh cung đạo sĩ danh Đạo Thậm, Nguyên Thế Tổ Chí Nguyên gian vị Trần Thái Vương kỳ tự. Bái chương tất, nãi bạch vương viết "Thượng đế ký doãn tấu chương, tức mệnh Chiêu Văn đồng tử giáng sinh vương cung, trú tứ kỷ". Dĩ nhi hậu cung hữu dâng, quả sinh nam, lưỡng bác thượng hữu văn viết "Chiêu Văn đồng tử", tự phả minh hiển, nhân dĩ Chiêu Văn vi hiệu. Niên trưởng, kỳ văn thủy tiêu.


至四十八歲,臥病月餘,諸子為之建醮,請减巳壽以延父齡。道士拜章起曰:上帝覽章, 笑曰:何乃戀俗,欲久留乎?然其子孝誠,可允再留一紀。病乃瘳,後果有十二年壽。

Chí tứ thập bát tuế, ngọa bệnh nguyệt dư. Chư tử vị chi kiến tiếu, thỉnh giảm kỷ thọ dĩ diên phụ linh. Đạo sĩ bái chương, khởi viết "Thượng đế lãm chương, tiếu viết : hà nãi luyến tục, dục cửu lưu hồ? Nhiên kỳ tử hiếu thành, khả doãn tái lưu nhất kỷ". Bệnh nãi liệu. Hậu quả hữu thập nhị niên thọ.

Dịch nghĩa[sửa]

Tấu chương ứng nghiệm


Cung Thái Thanh xứ Giao Chỉ có người đạo sĩ gọi là Đạo Thậm, vào khoảng năm Chí Nguyên đời Nguyên Thế Tổ làm lễ cầu tự cho Trần Thái Vương. Đọc sớ xong, Đạo Thậm bạch với vương rằng "Thượng đế đã nhận sớ tâu, sẽ sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh nơi vương cung, ở lại bốn kỷ[1]". Rồi hậu cung có mang, quả nhiên sinh con trai, trên hai cánh tay có chữ Chiêu Văn đồng tử, nét khá rõ ràng, nhân lấy hiệu là Chiêu Văn. Lớn lên, nét chữ mới mất đi.

Đến năm bốn mươi tám tuổi, bị ốm hơn tháng. Các con làm chay xin bớt tuổi thọ mình để kéo thêm tuổi cha. Đạo sĩ đọc sớ xong, đứng dậy nói "Thượng đế xem sớ, cười bảo : Sao còn quyến luyến cõi tục, muốn ở lại lâu thế ? Song các con thật hiếu thảo, có thể cho ở thêm một kỷ". Bệnh liền khỏi. Sau quả nhiên thọ thêm mười hai năm nữa[2]

   




Chú thích

  1. Mỗi kỷ là 12 năm
  2. Trần Nhật Duật (1255 - 1330), con trai thứ sáu của Trần Thái Tông, có công trong kháng chiến chống Nguyên. Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng Thượng đế cho ở lại 2 kỉ chứ không phải 1 kỉ, cộng tuổi Nhật Duật là 6 kỉ lẻ 5 năm.