Biên dịch:Nam Ông mộng lục/Thiên 5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Phụ đức trinh minh
婦德貞明
Phụ đức trinh minh

陳睿王正妃黎氏,靈德之母也。初,睿王出師,不返,妃乃披剃為尼。會藝王以靈德嗣位,妃為之辭讓,不得,乃涕泣,謂親人曰:吾兒薄福,難堪大位,足以取禍爾。故主棄世,未亡人惟欲速死,不欲見世事,況兒子之將危乎。乃精脩苦行,朝夕經懺,以報主恩。不五六年,燃臂煉頂,無不備至,遂以入定示寂。後至靈德見廢,人皆服其藻鑑先知,且感事君之誠,貞婦之節,一歸佛氏,便造門庭,如此之深也,誰不哀傷而嘉獎乎。雖陳家先世妃嬪多有賢者,而此妃出於其後,又欲過之,何其偉歟。

Trần Duệ Vương Chính phi Lê thị, Linh Đức chi mẫu dã. Sơ, Duệ Vương xuất sư bất phản, Phi nãi phi thế vi ni. Hội Nghệ Vương dĩ Linh Đức tự vị, Phi vị chi từ nhượng, bất đắc, nãi thế khấp vị thân nhân viết "Ngô nhi bạc phúc, nan kham đại vị, túc dĩ thủ họa nhĩ. Cố chủ khi thế, vị vong nhân duy dục tốc tử, bất dục kiến thế sự, huống nhi tử chi tương nguy hồ ?". Nãi tinh tu khổ hạnh, triêu tịch kinh sám dĩ báo chúa ân, bất ngũ lục niên nhiên tí luyện đỉnh vô bất bị chí, toại dĩ nhập định thị tịch. Hậu chí Linh Đức kiến phế, nhân giai phục kỳ tảo giám tiên tri. Cụ cảm sự quân chi thành, trinh phụ chi tiết, nhất quy Phật thị tiện tháo môn đình như thử chi thâm dã, thùy bất ai thương nhi gia tưởng hồ? Tuy Trần gia tiên thế phi tấn đa hữu hiền giả, nhi thử phi xuất vu kỳ hậu hựu dục quá chi, hà kỳ vĩ dư ?

Dịch nghĩa[sửa]

Đức kiên trinh và sáng suốt của người đàn bà


Chính phi của Trần Duệ Vương, họ Lê, là mẹ của Linh Đức Công. Trước kia, Duệ Vương xuất quân không về, Phi bèn gọt tóc làm ni. Gặp lúc Nghệ Vương lấy Linh Đức nối ngôi, Phi đã cố từ chối, không được, mới khóc lóc nói với người thân rằng "Con ta phúc bạc, khó đương ngôi to, chỉ mắc tai vạ thôi. Cố chúa lìa đời, kẻ vong nhân chỉ muốn chết cho chóng, không muốn thấy việc đời, huống gì là thấy con mình sắp nguy khốn ư ?". Rồi dốc chí tu hành, sớm chiều tụng niệm để báo ơn chúa, chưa đầy năm sáu năm mà chân tay đốt trán làm đủ mọi phép, rồi viên tịch trong khi nhập định. Về sau Linh Đức bị phế, ai cũng phục là người sáng suốt thấy trước sự việc. Và lại, cảm sự chân thành thờ vua, cũng như tiết tháo kiên trinh, vừa nhập cửa Phật thì đi giác ngộ đến sâu thẳm, ai mà chẳng thương xót ngợi khen ? Tuy phi tần đời trước của nhà Trần cũng có lắm người hiền, nhưng người Phi này sinh sau lại gần hơn hẳn, sao mà vĩ đại thế ?