Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (1976) 
của Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 2 tháng 7 năm 1976.

Sau khi thảo luận đề nghị nêu trong báo cáo chính trị của đồng chí Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt nam;

QUYẾT NGHỊ:

1. Nay thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Trường Chinh Chủ tịch

2. Phan Anh Uỷ viên

3. Phạm Văn Bạch Uỷ viên

4. Nghiêm Chưởng Châu Uỷ viên

5. Võ Chí Công Uỷ viên

6. Trần Hữu Dực Uỷ viên

7. Vũ Định Uỷ viên

8. Nguyễn Thị Định Uỷ viên

9. Phạm Văn Đồng Uỷ viên

10. Võ Nguyễn Giáp Uỷ viên

11. Hoà thượng Thích Thiện Hào Uỷ viên

12. Phạm Văn Hoan Uỷ viên

13. Trần Quốc Hoàn Uỷ viên

14. Phạm Hùng Uỷ viên

15. Phạm Công Khanh Uỷ viên

16. Trần Bửu Kiếm Uỷ viên

17. Nguyễn Lam Uỷ viên

18. Nguyễn Long Uỷ viên

19. Lê Văn Lương Uỷ viên

20. Trần Kiêm Lý Uỷ viên

21. Trương Tấn Phát Uỷ viên

22. Đỗ Xuân Sảng Uỷ viên

23. Chu Văn Tấn Uỷ viên

24. Đào Văn Tập Uỷ viên

25. Lê Thành Uỷ viên

26. Trịnh Đình Thảo Uỷ viên

27. Nguyễn Hữu Thọ Uỷ viên

28. Xuân Thủy Uỷ viên

29. Trần Đình Tri Uỷ viên

30. Linh mục Võ Thành Trinh Uỷ viên

31. Bùi Thị Thanh Vân Uỷ viên

32. Phạm Thị Thanh Vân (tức bà Ngô Bá Thành) Uỷ viên

33. Hoàng Quốc Việt Uỷ viên

34. Nguyễn Xiển Uỷ viên

35. Nghiêm Xuân Yêm Uỷ viên

36. Ka H'Yiêng Uỷ viên

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".