Bước tới nội dung

Nghị quyết số 103A NQ/HĐNN7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết số 103A NQ/HĐNN7 về cử một số Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao  (1982) 
của Hội đồng Nhà nước Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 22 tháng 1 năm 1982.

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ vào Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;

Theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

QUYẾT NGHỊ:

Cử các đồng chí có tên dưới đây làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao:

1. Triệu Hữu Lý, Phó Vụ trưởng Ủy ban dân tộc của Chính phủ;

2. A Ma Thương, Phó Giám đốc trường Đảng Tây Nguyên;

3. Vũ Ngọc Quỳnh, Trưởng Ban Thanh tra Tổng Công đoàn Việt Nam;

4. Vũ Đắc Hợi, Tỉnh ủy viên, Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng;

5. Lê Hồng Tư, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban Thanh tra Liên hiệp Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh;

6. Ngô Văn Can, Phó giáo sư, Thư ký Công đoàn đại học và trung học chuyên nghiệp;

7. Trần Chí Đáo, Phó tiến sĩ, Phó hiệu trưởng trường Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh;

8. Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội trưởng Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh;

9. Bùi Thị Thanh Vân, Ủy viên thường vụ Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

10. Lê Thu, Ủy viên thường vụ Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Hội;

11. Nguyễn Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban điều hợp và tiếp dân của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;

12. Lê Du, Ủy viên thường trực Ban trù bị Đại hội Nông dân tập thể toàn quốc;

13. Lưu Xuân Tiếp, Phó trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

14. Trương Minh Nhựt, Ủy viên thường vụ Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh;

15. Phan Như Lâm, Phó bí thư Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng;

16. Thạch Tua (Ba Tua), nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh Cửu Long, hiện là cán bộ Phòng Tổ chức trường Tuyên huấn Trung ương 7 (B68) Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".