Bước tới nội dung

Pháp lệnh Quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Pháp lệnh Quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  (1963) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Pháp lệnh số 17-LCT được thông qua ngày 23 tháng 3 năm 1963, ban hành và có hiệu lực ngày 5 tháng 4 năm 1963, hết hiệu lực ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Xét công tác phòng cháy và chữa cháy có liên quan mật thiết với công tác bảo vệ trật tự, an ninh chung do Bộ Công an đảm nhiệm;

Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;

Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 1

[sửa]

Chuyển giao việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy từ Bộ Nội vụ sang cho Bộ Công an.

Đặt Cục phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an.

Đặt các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp của thành phố, tỉnh và những đơn vị hành chính tương đương trực thuộc cơ quan Công an của thành phố, tỉnh và những đơn vị hành chính tương đương.

Điều 2

[sửa]

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp gồm có sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ.

Chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy theo chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát nhân dân đã được quy định trong pháp lệnh ngày 16 tháng 7 năm 1962.

Điều 3

[sửa]

Những quy định trước đây về việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy trái với pháp lệnh này đều bãi bỏ.


Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 23 tháng 3 năm 1963.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".