Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (1980) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Pháp lệnh số 120-LCT được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1980, ban hành và có hiệu lực ngày 24 tháng 6 năm 1980, hết hiệu lực ngày 8 tháng 8 năm 1990.

Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;

Sau khi xét đề nghị của Hội đồng Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới;

Sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách và Uỷ ban dự án pháp luật của Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1[sửa]

Sửa lại suất miễn thu quy định ở các Điều 14, 23, 26 của Điều lệ thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp, ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, như sau:

- Suất miễn thu đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, tương đương với mức bình quân lương chính của công nhân xí nghiệp quốc doanh cùng ngành ở địa phương.

- Suất miễn thu đối với ngành phục vụ và ngành ăn uống thấp hơn suất miễn thu đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp 10%.

- Suất miễn thu đối với ngành thương nghiệp thấp hơn suất miễn thu đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp 20%.

Căn cứ vào nguyên tắc tính suất miễn thu trên đây, Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể và điều chỉnh suất miễn thu cho từng ngành và từng thời gian.

Điều 2[sửa]

Xoá bỏ thuế lợi tức vượt mức và sửa lại các Điều 16, 22, 24 và 27 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 và Nghị quyết số 488NQ/QHK4 ngày 26 tháng 9 năm 1974 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, như sau:

Điều 16 mới:

Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hợp tác xã sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp, không thuộc diện nộp tiền, tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây:

Bậc Phần lợi tức chịu thuế bình quân xã viên quy ra cả năm Thuế suất
1 - Từ 100 đồng trở xuống 8%
2 - Trên 100 đồng đến 200 đồng 11%
3 - Trên 200 đồng đến 500 đồng 14%
4 - Trên 500 đồng đến 1.000 đồng 18%
5 - Trên 1.000 đồng đến 1.600 đồng 22%
6 - Trên 1.600 đồng đến 2.200 đồng 26%
7 - Trên 2.200 đồng đến 2.800 đồng 30%
8 - Trên 2.800 đồng đến 3.500 đồng 35%
9 - Trên 3.500 đồng 40%

Điều 22 mới:

Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, tính trên lợi tức chịu thuế của cả hộ theo biểu thuế quy định ở Điều 16 mới cộng thêm 5% hoặc 10% số thuế đã tính; đối với các ngành, nghề xét thấy không cần đưa vào tổ chức sản xuất tập thể thì không phải chịu mức thuế cộng thêm.

Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể các tỷ lệ thuế phải cộng thêm cho từng ngành, nghề nói ở trên.

Điều 24 mới:

Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ kinh doanh ngành phục vụ, ngành ăn uống tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây:

Bậc Phần lợi tức chịu thuế quy ra cả năm của cả hộ Thuế suất
1 - Từ 100 đồng trở xuống 10%
2 - Trên 100 đồng đến 200 đồng 13%
3 - Trên 200 đồng đến 500 đồng 16%
4 - Trên 500 đồng đến 1.000 đồng 20%
5 - Trên 1.000 đồng đến 1.500 đồng 24%
6 - Trên 1.500 đồng đến 2.000 đồng 29%
7 - Trên 2.000 đồng đến 2.500 đồng 34%
8 - Trên 2.500 đồng đến 3.000 đồng 40%
9 - Trên 3.000 đồng đến 4.000 đồng 46%
10 - Trên 4.000 đồng đến 5.000 đồng 53%
11 - Trên 5.000 đồng 60%

Điều 27 mới:

Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ kinh doanh ngành thương nghiệp tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây:

Bậc Phần lợi tức chịu thuế quy ra cả năm của cả hộ Thuế suất
1 - Từ 100 đồng trở xuống 12%
2 - Trên 100 đồng đến 200 đồng 15%
3 - Trên 200 đồng đến 500 đồng 20%
4 - Trên 500 đồng đến 900 đồng 25%
5 - Trên 900 đồng đến 1.400 đồng 30%
6 - Trên 1.400 đồng đến 1.900 đồng 36%
7 - Trên 1.900 đồng đến 2.400 đồng 42%
8 - Trên 2.400 đồng đến 3.400 đồng 48%
9 - Trên 3.400 đồng đến 4.400 đồng 55%
10 - Trên 4.400 đồng đến 5.500 đồng 62%
11 - Trên 5.500 đồng 70%

Điều 3[sửa]

Thêm vào Điều 34 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đoạn cuối sau đây:

Đối với những trường hợp buôn chuyến lớn, thì áp dụng thuế 15%. Hội đồng Chính phủ quy định loại hàng và mức doanh thu để xếp vào loại buôn chuyến lớn.

Điều 4[sửa]

Sửa lại điểm 1 của Nghị quyết số 489 NQ/QHK4 ngày 26 tháng 9 năm 1974 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, như sau:

Thuế sát sinh thu vào trâu, bò, lợn giết thịt theo thuế suất 10% giá trị con vật giết thịt, tính theo giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước.

Căn cứ vào thuế suất nói trên, Hội đồng Chính phủ quy định mức thuế sát sinh cho đầu con, tính theo trọng lượng bình quân từng loại súc vật giết thịt đối với từng vùng, trên tinh thần khuyến khích chăn nuôi.

Điều 5[sửa]

Hội đồng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.


Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 1980

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".