Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc
của Phan Bội Châu

Từ năm 1927 đến 1930, phong trào thanh niên "Việt Nam quốc dân đảng" nổi lên rầm rộ, đánh thức lòng hoạt động yêu nước của các tầng lớp xã hội và làm sôi nổi xứ Bắc, với những cuộc tổ chức bí mật, những vụ ám sát, bãi công, những cuộc khởi nghĩa máu sắt ở Yên Bái, ở Lâm Thao, ở Vĩnh Bảo. Phong trào lúc ấy có nhiều phụ nữ tham gia, đóng góp tài sức vào mọi việc hoạt động của đảng rất đắc lực. Cô Nguyễn Thị Giang, sau khi việc đảng vở lỡ và vụ đổ máu Yên Bái, vẫn mạo hiểm làm trọn nhiệm vụ liên lạc giữa đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các anh em đồng chí ẩn núp khắp nơi. Cô khéo giữ tung tích, đến nỗi mật thám Pháp lùng bắt cô ráo riết mà không sao bắt được. Trong khi ấy, cô vẫn ở quanh Hà Nội, vẫn làm việc đảng như thường.

Cho tới ngày 16 tháng sáu 1930, Thái Học lên đoạn đầu đài ở Yên Bái với 12 bạn đồng chí, cô Giang trà trộn chung quanh, lấy tâm hồn tiễn đưa đảng trưởng, rồi đáp xe lửa xuống Vĩnh Yên, rút súng lục tự tử giữa cánh đồng làng Thổ Lang, chính là quê hương Thái Học.

Cách đó không lâu, cụ Phan gởi đăng ở một tuần báo trong Sài Gòn, mấy bài thơ này. Cụ thác ra chuyện một đôi nhân tình gắn bó, nhưng chẳng may cậu trai bị nạn chết, cô gái đặt bàn thờ khóc tế bằng một bài thơ. Hồn cậu trai cũng làm thơ đáp lại, giãi bày tâm sự. Sau cô gái thác theo ý trung nhân. Người chị thương em, khóc than cảm khái. Lúc bấy giờ, ai cũng thấy rõ cụ Phan ký thác vào chuyện Thái Học và chị em cô Giang cô Bắc mà làm ra mấy bài thơ này.