Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Tranminh360 trong đề tài Sửa lỗi chính tả

Cộng tác trong Tháng

Công việc cộng tác của Tháng này là chuyển thành văn bản bộ sách...
Nho giáo Quyển 1 của Trần Trọng Kim.

Vừa rồi: Phan Khôi: xem tiến triển!
Xin mời các thành viên quan tâm bổ sung các tác phẩm này cho Wikisource. Xin cảm ơn.

Tác phẩm cần Hiệu đính của Tháng
Như Tây nhựt trình của

Trương Minh Ký.

Lần trước: Tôn Ngô binh pháp
Mời các thành viên quan tâm hiệu đính tác phẩm để nâng cao sự toàn vẹn và tin cậy của Wikisource.

Hoan nghênh bạn đến với Wikisource!
Giờ thì bạn đã đến đây, chắc bạn đang thắc mắc...

Xin chào! Cảm ơn bạn đã tham gia Wikisource; chúng tôi rất là vui vì bạn đã ghé thăm và bắt tay sửa đổi. Chúng tôi chỉ là một cộng đồng rất non trẻ chỉ vài chục người, nhưng được sự giúp đỡ vô tận từ những người ghé qua. Dám cá là bạn đang không biết chúng tôi xem bạn thuộc thành phần nào trên hai thành phần đó...ừ thì điều đó tùy thuộc vào bạn thôi.

Bạn sẽ thấy chúng tôi là một góc nhỏ riêng biệt của Quỹ Wikimedia, miễn nhiễm với đủ loại tranh luận, tranh cãi hay các kiểu vi phạm quy định mà bạn hay thấy ở dự án khác. Thật lòng mà nói, vì chúng tôi chủ yếu đăng lại chính xác những gì người khác đã từng viết ra, thì ngại gì những vấn đề kiểu như "tính trung lập". Vả lại, nếu một bài diễn văn do Adolf Hitler viết nên đầy kích động và thiên lệch...thì chẳng phải đó là mục đích của bài diễn văn đó sao?

Nếu bạn đang tìm một chủ đề nào đó, bạn có thể thấy nó tại Wikisource:Tác phẩm, dù nó là Wikisource:Phật giáo hay Wikisource:Truyện tiếu lâm. Để xem qua thể loại, tốt nhất là xem các thể loại kiểu như Thể loại:Thơ hay Thể loại:Tiểu thuyết. Tất nhiên, nếu bạn biết tên tác gia, cách dễ nhất đó là vào ngay "Tác gia:Nguyễn Du" sẽ thấy được tất cả những gì ông từng viết (hoặc được viết về ông!).

Cơ hội ở đây là, bạn rất thích một chủ đề nào đó mà chúng tôi thì chưa có nhiều...vậy thì, đây là cách thay đổi điều đó!

Vậy là, tác gia hay chủ đề bạn ưa thích không có nhiều hoặc chưa đủ trên dự án? Miễn là bạn chắc cú rằng văn kiện phù hợp với tiêu chuẩn Phạm vi công cộng, bạn có thể tự tay đưa nó vào ngay! (Cũng như mọi luật chơi, đó chỉ là những chỉ dẫn cơ bản, nếu bạn thấy có ngoại lệ, cứ hỏi một bảo quản viên để được giúp)

Nếu văn kiện chưa có trên này, chỉ cần gõ tên nó vào dưới là nó sẽ đưa bạn đến trang sửa đổi để bạn bắt tay vào làm! Nhớ đừng quên thêm {{chưa có đầu đề}} vào đầu trang, rồi bỏ thể loại vào để mọi người còn kiếm ra nó mà đọc.


Nếu bạn chẳng nghĩ ra được thứ gì để cải thiện Wikisource, vậy sao không xem thử Wikisource:Văn kiện tôn giáo, Wikisource:Chiến tranh hay Wikisource:Văn kiện theo Quốc gia để lấy ý tưởng? Đừng quên đặt những đóng góp của bạn vào các trang đó để mà người khác có thể đọc chúng!

Đọc khi nào muốn, đọc cách mình muốn
Đến và gặp gỡ mọi người

Nếu bạn đã nhấn tới tab này rồi, thì bạn chắc vẫn muốn bỏ thêm vài giờ để làm quen với thư viện của chúng ta. Nó chưa được hoàn hảo đâu bạn à, đâu đó vẫn còn lỗi chính tả hay văn kiện sắp xếp chưa đúng. Hãy giúp chúng tôi, báo cho chúng tôi biết, hoặc tự mình sửa lấy!

Nếu bạn thấy chán và chỉ muốn nhặt cây chổi lên dọn dẹp, thì đây, có nhiều thứ càn phải dọn lắm. Các tác phẩm cần tách thành chương, Tác phẩm chưa rõ giấy phép, Tác phẩm cần dò lại xem máy đọc đã đúng chưa, Tác phẩm cần xóa số trangCác tác gia chưa rõ tên họ đầy đủ là những nơi rất tuyệt để bắt đầu!

Giúp chúng tôi

Tân 01:36, ngày 24 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi

[sửa]

Cảm ơn đã tham gia đưa vào các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, bà còn có loạt thơ chữ Hán nữa, nên hy vọng sẽ có nhiều thành viên hơn quan tâm đến dự án này. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi anh, tại sao Hội nghị Paris 1973 có 4 bên tham dự, và bản Hiệp định Paris 1973 chính thức ký tháng 1 năm 1973 có chữ ký của 4 bên, vậy mà vẫn có một Hiệp định khác có nội dung gần giống do hai bên Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau khi đã thay mặt cho Mặt trận) và Hoa Kỳ (sau khi đã thay mặt cho VNCH) ký. Vậy 2 bản đó khác và giống nhau điều gì? Tại sao phải có đến hai bản, và bản nào là bản chính thức? Tân (thảo luận) 03:50, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy anh nói có hai ý đáng quan tâm:
  • Bản 4 bên là bản dự phòng (tức không phải chính thức), nhưng bên Wikisource tiếng Anh lại chọn bản 4 bên làm nội dung của nó (và bên đó thì không có đầy đủ hai bản lẫn phụ lục như mình, có lẽ nó không quan tâm bằng ta). Vậy là khá đau đầu đây. Cái vấn đề này nếu mà làm rõ, chắc sẽ được cả một đề mục bài viết ở Wikipedia đấy :).
  • Anh cho rằng bản đánh máy của Saigonbao (đăng ở trang scribd gì đó) không phải là scan từ bản gốc tiếng Việt mà các bên ký kết? Vậy thì ta phải dựa vào đâu để có được một văn kiện hoàn chỉnh đây? Cái hoàn chỉnh mà tôi nói ở đây là sự chính xác đến từng từ một, chứ còn nói là phiên phiến thì bản dịch từ tiếng Anh trước đây cũng là đủ.
Tôi sẽ vô nhà sách đọc cọp cuốn Kissinger mà anh nói xem sao, ở đó có đăng văn kiện chính thức không vậy? Tân (thảo luận) 04:40, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh đã phân tích cho tôi hiểu vì thành thật mà nói thì tôi không tiếp cận được với nhiều nguồn tư liệu như anh. Ngoài ra, chúng ta cần thống nhất quan điểm rằng một trang văn kiện trên Wikisource cần phản ánh một văn kiện một cách toàn vẹn. Vì vậy, ta không nên tìm cách trộn cả hai văn kiện vào dù nó gần giống nhau (cũng là lý do tương tự khi tách mỗi bản dịch bài thơ ra bài riêng). Vậy mình thống nhất thế này:
  1. Đồng ý lấy văn bản 4 bên để tra cứu vì nội dung của nó ít gây thắc mắc nhất (ít ra thì Điều 23 cũng không có đoạn "có hiệu lực từ khi bản này và một bản 4 bên được ký" làm rối loạn).
  2. Không trộn chung văn bản 2 bên vào đó, mà tách ra làm một bài riêng. Các ghi chú về sự giống và khác nhau, hoàn cảnh sẽ được tóm tắt ở trang Hiệp định Paris 1973 và các văn bản có liên quan và phần mô tả ở đầu bài của mỗi văn bản.
  3. Chú thích nguồn gốc sẽ đặt ở trang thảo luận của mỗi văn kiện (theo như Wikisource:Cẩm nang về văn phong, tham khảo ví dụ ở bài báo Thiếu gạo ăn thừa giấy đốt), nguồn sách là chính, nguồn pdf là phụ.
Tôi đã định khi nào bên lập trình viên Wikimedia mở 2 không gian "Mục lục:" và "Trang:", tôi sẽ chuyển đổi bản PDF sang định dạng djvu để tải lên Commons luôn. Nhưng nghe anh nói đó không phải là bản chính, làm tôi buồn quá, lỡ mất một văn kiện gốc :). Tân (thảo luận) 10:48, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiệu đính cho các bài thơ của Hồ Xuân Hương

[sửa]

Hình như anh có sách thơ của Hồ Xuân Hương? Vậy nhờ anh kiểm tra lại dùm một vài chỗ sau:

  • Dấu chấm câu ở cuối mỗi câu thơ
  • Chú giải cho những câu khó hiểu.

Ngoài ra, cuốn sách của anh có thơ chữ Hán của bà không? Nhờ không anh đưa nó vào Wikisource luôn cho đầy đủ :) Tân (thảo luận) 15:06, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

  1. Anh có thể chú giải ngay vào bài như Wikipedia, dùng thẻ ref và sau đó là {{chú thích cuối trang}} hay {{reflist}} tùy anh thích.
  2. Về thơ chữ Hán nếu có thể viết phiên âm cũng được, hoặc anh nhờ anh Hà được thì quá tốt. Anh ta có thể giúp nhiều hơn cho dự án này.
  3. Trên Wikipedia sử dụng font chữ Unicode, mà hai phông anh nói đều là font chữ ABC, không phải Unicode. Thế thì rất lạ đấy, có lẽ máy anh được cấu hình sao đó mà font chữ mặc định bị thay đổi như thế. Anh hãy kiểm lại thử:
    • Dùng máy khác, vào cùng trang đó, có bị như vậy không?
    • Dùng máy của anh, vào dự án khác như Wikipedia, b:Wikibooks, xem có bị giống vậy không?
    • Dùng trình duyệt khác xem có bị giống vậy không?
Sau khi thử anh báo lại cho tôi để xem là do bị cái gì nhé. Cảm ơn anh về mọi thứ :). Tân (thảo luận) 12:55, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy là chứng tỏ máy cơ quan anh đã "quá cũ", cần phải thay máy mới, vì nó thậm chí còn không được cài font Unicode :) Tân (thảo luận) 11:01, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về tài liệu

[sửa]

Bên chỗ anh có thể tìm được tài liệu của chế độ cũ không nhỉ? Tôi đang thử tìm nguyên văn của Luật 10/59 của Ngô Đình Diệm để đưa lên đây mà tìm trên Google không tài nào có. Tân (thảo luận) 15:12, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy là hiện nay bản dịch trên Wikisource là bản dịch chính thức của hội nghị đúng không anh? Có lần em đi qua mấy hiệu sách cũ, có đọc vài tạp chí của chế độ cũ dành cho "anh em lao tù", trong đó họ có trích vài điều của Hiệp định. Có lẽ đó cũng là do họ tự dịch quá. Tân (thảo luận) 11:00, ngày 6 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Văn kiện

[sửa]

Cảm ơn bác đã đăng toàn văn báo cáo, hôm nay em "bị đi học chính trị" hỏi cô giáo thì mới biết văn kiện kia nằm ở đâu, chiều này thì bác đã đăng. Việc xử lý, để em xem rõ rồi sẽ đưa ra quyết định sau.--Cheers! (thảo luận) 12:06, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trước mỗi văn kiện cần phải có {{đầu đề}}, còn thông tin về nguồn nên chuyển sang trang thảo luận và ghi bằng {{thông tin văn kiện}}. Khi đó bản mẫu {{ấn bản}} sẽ được dùng ở tham số | ghi chú = của bản mẫu {{đầu đề}}. Bác vào Tùy chọn, bật công cụ Tải sẵn các bản mẫu hữu ích như đầu đề và thông tin văn kiện, hệ thống sẽ tự động tải các bản mẫu này mỗi khi tạo trang mới. Thân mến. Tranminh360 (thảo luận) 14:41, ngày 31 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thành viên Brum vừa sửa đổi văn kiện của bác. Bác xem nếu thấy cần thiết thì lùi lại. Mà cho tôi hỏi Hiệp định Sơ bộ có 2 bản bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, hay là chỉ có bản tiếng Pháp còn bản tiếng Việt là do người ta dịch lại? Tranminh360 (thảo luận) 14:33, ngày 5 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cho tôi hỏi thêm là các tác phẩm của Marx và Engels ở trên trang marxists.org có phải là đánh máy từ sách của NXB Chính trị Quốc gia hay không vậy? Tranminh360 (thảo luận) 15:03, ngày 5 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cho tôi hỏi thêm về Văn kiện Quốc hội Toàn tập, theo như bản trực tuyến thì các văn kiện nói về Trung Quốc sau sự kiện 1979 họ đều để trống 1 số chữ, ví dụ như Báo cáo của Hội đồng chính phủ về thắng lợi vĩ đại của hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới họ để trống 1 số chữ, như Sự kiện quan trọng thứ nhất là quân và dân ta đã nêu cao tinh thần quyết thắng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài đã hơn ba năm, do bọn phản động Campuchia và bọn cầm quyền phản động ... gây nên, Sự kiện quan trọng thứ hai là tiếp đó, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần quyết thắng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động ..., Cũng trong thời gian này, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, nhân dân Campuchia anh hùng đã anh dũng vùng lên đập tan chế độ diệt chủng do bọn Pôn Pốt - Iêng Xary và bọn phản động ... áp đặt, giải phóng hoàn toàn đất nước, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Thế bản in của NXB Chính trị Quốc gia họ cũng để trống 1 số chữ như vậy à? Tranminh360 (thảo luận) 14:29, ngày 12 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sửa lỗi chính tả

[sửa]

Theo en:Wikisource:For Wikipedians#Key differences between Wikipedia and Wikisource, phần Spelling and grammar, thì Wikisource không sửa lỗi chính tả, nguyên văn viết như thế nào thì cứ giữ nguyên như vậy, còn các từ sai chính tả trong nguyên văn sẽ được đánh dấu bằng bản mẫu {{SIC}}. Nếu trong văn kiện gốc của bác viết sai chính tả thì nên giữ nguyên như thế, và đánh dấu chữ sai chính tả bằng {{SIC}} cũng được. Tranminh360 (thảo luận) 16:12, ngày 12 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời