Trang:Canh hoa diem tuyet.pdf/68

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 64 —

với mợ mà cho tôi được đành tâm nhắm mắt dưới suối vàng, ấy là lòng mợ đã thương tôi.

Cha mẹ ơi, cái giờ này là cái giờ cuối cùng mà con được trông thấy vợ con, mà con nghĩ được hả lòng trọn đạo cùng quốc-gia Mẫu-quốc, thôi con xin theo cha mẹ, cùng đoàn-viên trong giấc ngủ trăm năm! »

Nói đoạn kêu to lên một tiếng, hộc ra một cục máu, rồi tắt hơi, năm ấy cậu mới có 38 tuổi. Mợ cả ôm lấy chồng mà khóc, xong nhờ cậy bà Án T lo giúp việc làm ma cậu, để thằng con Bạc-sở mà mợ nuôi ngày nay giữ giòng họ Nguyễn.

Chiều hôm sau, ngoài đường từ phố..... một cái đám ma rất đông người đi đưa có đủ cả các quan tây, quan ta, người đi buôn, người làm việc đều đi nghiêm-chỉnh dữa đường sau cái nhà táng..... Đám ma đi về lối Cầu-giấy Hà-đông là quê Liễu-Oanh Công-tử..............

Sông sầu núi thảm, cảnh quê hương đón khách về tiên.

· · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · ·
· · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · ·

Ma chay cho cậu cả xong rồi, thời mợ cả ở thủ-tang chồng ở nhà bà Án T..... Đoạn tang, thời cô Bảo-Tuệ lấy chồng, bà Án T cũng mất ngay năm sau. Cái nhà phu-nhân vẫn ở nay thuộc về vợ chồng cô Bảo-Tuệ.....

Nhờ được tiền vốn ít nhiều mà mợ cả tảo tần để ra trong mấy năm cư-tang chồng ở chung với bà Án T cho nên bây giờ mới thuê nhà riêng nuôi con may thuê vá mướn lần hồi cũng đủ ăn tiêu.....

Người xe nói xong thở giài: « Câu truyện này nghe rất bi thương, thầy nên chép làm truyện để ghi tích lại đời sau! Thôi giã thầy, tôi đi kéo chỗ khác. »

Người xe đi rồi, tôi đứng lại hồi lâu, bụng thương cảm vô cùng, nhìn người đàn bà ấy nước mắt cũng phải chứa chan, mãi nửa đêm mới về nhà, nghĩ cuộc đời mà ngao ngán.

Phú-thọ 12 Janvier — 17 Avril 1921