Trang:Canh hoa diem tuyet.pdf/8

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 4 —

là người bụng dạ giỏi, tiếng là đàn bà mà cũng không có bụng tham lam gì đến của hối lộ bằng tiền bạc cả. Quan giáo dậy các học trò rất chuyên cần, ngài tin ở cái đạo truyền-bá học-thuật tư-tưởng và giáo-dục luân-lý vậy. Ngài thường nói với các trò:

« Tôi bình sinh dậy các anh chỉ lấy sự chuyên-cần thành-thực chân-đốc làm gốc; tôi mong cho các anh nên người có đức hạnh, có tài năng. Cái nghĩa-vụ tôi là rèn tập dậy bảo các anh nên người khá giả mai sau, làm vẻ vang cho nhà họ, cho tôi mà thôi. Các anh có bụng yêu tôi, thì xin đừng lấy tiền-bạc lễ-vật mà cho tôi; tôi vốn ưa thanh-liêm, không ưa hối lộ. Ví dù tôi có làm quan to tát, thì tôi cũng không bao giờ quên cái nghĩa-vụ của tôi đối với dân, với nước. Các anh nên biết cho như thế, mới phải! »

Nhời quan giáo nói làm cho các học trò đều cảm-động tin-phục vô cùng. Từ đấy tiếng thanh-liêm ngài đồn đại xa gần; nhiều người được cảm ơn-đức ngài lắm.

Ở tỉnh ngài dậy học, có quan Án người rẽ ngang được làm quan, nên cách giao-thiệp hách dịch lắm; các quan phủ huyện điều chạy mặt. Tết nhất ai cũng phải đem lễ-vật đến đưa người, kẻ ít người nhiều, không ai là không có duy có quan giáo nhà thanh-bạch cho nên không bao giờ đưa lên được. Lắm khi có việc vào quan tỉnh, thì lại bị mấy cậu lính ra vòi tiền, ngài không có, thì chúng nó lại không cho vào. Ngài nghĩ rằng không có lễ-vật đưa lên các quan tỉnh ngày tết-nhất, thì thật không hợp cách, nên đã không có, thì phải vào hầu nịnh nọt cho qua loa, may ra có được yên chăng? Ấy bởi ngài nghĩ như thế, nên ngài phải lên tỉnh, mà mỗi lần lên, thì lại mỗi lần về không. Từ đấy ngài lấy làm lo sợ lắm, vì sợ quan trên không bằng lòng thì chắc là làm khó cho ngài, có nhẽ không được làm quan nữa. Mà quả thế thực. Quan Án tỉnh này vốn ghét ngài là bẩn, là kiệt, lại nữa khi ngài mới đẻ cô con gái này (tên là cô Bạch-Thủy) thì quan Án có mượn người hỏi xin ngay ngài cho cậu con người, chờ đến khi nhớn sẽ cưới. Nhưng Quan Giáo vốn người cương-trực, giòng nho-gia, nên không