nước ta nữa! Anh em ôi! “dân vi quí” là câu nói ông Mạnh-đại-hiền, “dân duy bãn ban” là câu nói ông thánh Hạ-Vũ, hai người đó có phải nói lừa ta đâu? Ta ngu, ta ngẩn, ta hèn-hạ quá chừng!
Mình ta sang trọng nhất là cái chức quốc-dân mà ta bỏ xó đi không nhắc tới, khăn-khăn chỉ ôm lấy cái phẩm-hàm gia-nô làm vinh-qui. Ôi! phẩm-hàm gì, anh em ôi! Nhà giàu phỉnh thằng ở, thì vất cho một hai đồng tiền, nhà vua phỉnh đứa dân thì vất cho một hai trương giấy. Nhưng nghĩ ra cho kỹ thì một đồng tiền của nhà giàu phỉnh ta đó mà thân-giá ta vẫn còn, đến như một trương-giấy của nhà vua phỉnh ta đó, thì thân-giá ta đã ô-hô, ai tai rồi hẳn.
Lại còn khi rủi, gặp cơn dâu bể đổi dời, tờ giấy của nhà Đinh trải qua nhà Lý, hoặc nhà Lê thì cũng không ai ngó đến; huống gì một trương-giấy đó mà quì mòn đầu gối, lạy lấm cầm râu; lại phải vất vô số máu-me, ép vô số dầu mỡ cung cấp cho nhà ai mới hủ-hỉ được một trương giấy đó thì còn gì vinh-quí nữa đâu?
Gia-nô! Gia-nô! Cái oan-kiếp đó, từ đây nên sám-hối là phải.
Quốc-dân nên tự-lập
Ô hô gia nô! Ô hô gia-nô! « Tủi thân vai ngựa lưng lừa, kiếp gia-nô biết bao giờ là thôi! » Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ, tôi xin trả lời rằng: « Gia-nô nay đã biết thân, thì lo gánh chức quốc-dân mới là ». Gia-nô là thằng ở của một nhà, quốc-dân là ông chủ của một nước, một bên thì ti-tiện rất mực, một bên thì cao-quí rất mực: người ta nếu mắt mù tai điếc, miệng câm thì chớ; ví dụ tai còn chưa điếc, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được, thì chắc cũng muốn lấy phần cao-quí mà bỏ phần ti-tiện. Ham cao-quí mà chê ti-tiện là gốc tự tấm lòng lương-tri của chúng ta. Người xưa có câu rằng: « Vương dã dĩ dân vi