Bước tới nội dung

Trang:Cao dang quoc dan.pdf/30

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.




duy-tân thơ-xã

Ôi các anh em! ôi các chị em! cái chứng bệnh không biết nghĩa hiệp-quần đó lúc bây giờ không gấp chữa mau, hãy còn chờ gặp ma Chiêm-Thành mà gục đầu thú tội hay sao? Tôi trông thấy tình cảnh các anh em chị em mà óc tôi nhức, máu tôi sôi, mà tay chân tôi gai gốc, tổ tiên ta nếu còn thiêng, nòi giống ta nếu còn phúc thì chứng bệnh ly-quần đó chắc phải được một vị thuốc sẽ chữa lành ngay.

Tôi nghĩ đi nghĩ lại, suốt đêm suốt ngày mới được một vị thuốc là giải “đồng-tâm”. Đồng-tâm nghĩa là người nào người nấy đồng một lòng, giải đồng tâm nghĩa là ức muôn triệu người kết hợp nhau làm một giây, thân thể tuy khác nhau mà tinh-thần in nhau như hệt.

Xưa tôi ông Trụ có ức muôn người, nhưng ức muôn bụng, tôi vua Võ-vương có 10 người nhưng đồng nhau một bụng, kết quả thì vua Võ-Vương được mà ông Trụ thua, đó mới biết rằng: tâm đồng nhau thời nhược hóa nên cuờng, tâm chẳng đồng thời cường hóa nên nhược, vì sao thế? Lòng khác nhau thời bầy rẽ, bầy rẽ thì mạnh hóa nên hèn, lòng đồng nhau thời bầy chung, bầy chung thời hèn hóa nên mạnh. Vậy nên hai chữ “Đồng-tâm” đó là phương thuốc hiệp-quần rất thiên liêng rất ứng nghiệm.

Tuy nhiên có kẻ nói rằng: « Đông người thì tất phải nhiều bụng, nhiều bụng thì không thể nào đồng lòng, cái sự đồng tâm đó thật là khó khăn lắm. »

Ôi các anh em! ôi các chị em! câu nói ấy thật quá ngu rồi đó! Xưa nay đồng lòng, không đồng lòng, chĩ vì có một cớ: chủng tộc không đồng, ngôn ngữ không đồng, tập tục không đồng, thế mà muốn đồng lòng, vẫn khó lắm. Đến như người nước ta, nòi giống vẫn đồng với nhau, ngôn ngữ vẫn đồng với nhau, tập tục vẫn đồng với nhau, mà huống gì lối tử sinh đường vinh nhục lại đồng với nhau; chim ở chung một rừng cá ở chung một bể, nếu chẳng may bể khô rừng cháy, thời một cái lông, một tấm vãy, còn mong sống sót được hay sao?





22