tế, phương-diện luân-lý và phương-diện phong-tục. Nói tóm lại là chúng tôi muốn đào-tạo ra một quốc-dân mới, có thể chen vai thích cánh cùng các dân-tộc văn-minh ở thế-giới, nghĩa là chúng tôi muốn cho nước ta có một “Cao-đẳng quốc-dân.” Chúng tôi cho quyển sách rất có giá-trị nầy ra đời, chính là vì ý đó.
“Duy-Tân Thơ-Xã” của chúng tôi chẳng những chuyên-chú về việc truyền-bá và thi-hành “Chủ-Nghĩa Duy-Tân” là chủ-nghĩa của thầy chúng tôi là cụ Tây-Hồ đã đề xướng, chúng tôi lại còn cổ-động “Chủ-Nghĩa quốc-gia,” quyết làm làm sao cho dân ta đã có nước thì phải biết thương nước, đã có non sông thì phải mến non sông, làm làm sao cho non sông ấy, quốc-gia nầy, ngày một thêm mới mẽ tốt tươi, như gấm thêu như hoa-kết, ngày một thịnh-vượng, hùng-cường, hầu chiếm một địa-vị cao-Bản mẫu:Quì dưới bóng mặt trời.
Đó, hai cái mục-đích lớn của chúng tôi là như thế, ngoà hai mục-đích ấy còn nhiều mục-đích nhỏ phụ-thuộc theo. Trong bài văn ngắn-ngủi nầy không thế nào kể hết được. Trong một quyển sách nhỏ xuất-bản sau nầy, nhan-đề là “Chủ-Nghĩa Duy-Tân và Chương-trình hành-động của Duy-Tân Thơ-Xã” chúng tôi sẽ nói rỏ ràng hơn.
Đây chĩ nói sơ qua một vài mục-đích nhỏ mà chúng tôi có thể đạt đến ngay lúc bây giờ.
Về đường văn-chương chúng tôi xin cống-hiến cho quốc-dân một lối văn rất mới mẽ mà rất hùng-hồn để cho người đọc đến được nóng lòng vì nước, phấn-chấn đứng lên kê vai gánh vác việc non-sông xả-hội. Chúng tôi quyết bài bác lối văn “thố-tục” “hoang-đàn”, lối-văn “nhu-nhược” “hởi ôi,” lối văn “xỏ-lá” “ba-que” mà chúng tôi thường gọi là lối “văn mất nước” đó. Chúng tôi quyết làm thế nào cho một lời nói ra, một câu viết xuống là có ích cho người đọc mà không dẫn người đọc ra ngoài việc lo nghĩ về non-sông nòi-giống.