Trang:Cay dang mui doi 1.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 31 —

nó đánh liều dở bước đi theo, chớ bơ-vơ cảnh lạ quê người, không biết đi đâu mà tính.

Thầy Đàng thiệt tên là Trần-cao-Đàng, người gốc sanh đẻ tại xứ Cần-Đước. Lúc còn nhỏ trong nhà cha mẹ nghèo lắm, cơm ăn không no, áo mặc không lành. Khi ấy nhà-nước mới lập trường mà dạy học chữ quốc-ngữ với chữ Tây, nhà giàu không ai chịu cho con đi học. Nhà-nước mới tống trát cho các làng dạy phải cấp học trò. Hương-chức trong làng sợ quan quở phạt nên năn-nỉ với ông thân của Đàng để cho Đàng đi học, Hương-chức với nhà giàu chung đậu với nhau mà chịu tiền cơm bánh áo quần, lại còn cấp dưỡng cho cha mẹ ở nhà được no ấm nữa. Thầy Đàng nhờ có như vậy nên mới đi học được.

Học hơn mười năm quan bổ đi làm thầy-giáo dạy tại trường Saigon. Dạy học được vài năm gặp dịp quan Tham-biện Chợlớn cần dùng một thầy thông-ngôn, thầy Đàng mới xin thôi ngạch thầy-giáo rồi xin cấp bằng làm thông-ngôn. Quan Tham-biện thấy giỏi-giắn bặc-thiệp thì đem lòng yêu thầy, bởi vậy cho nên thầy đứng thông-ngôn nhà thầy tổng làng tới lui nườm-nượp. Thầy rước cha mẹ về ở chung với thầy còn đứa em gái của thầy tên là ba Sự thì cha mẹ thầy đã gã cho người ở trong làng tên là Phan-hảo-Tâm.

Thầy vốn là con nhà nghèo, nhưng vì thầy làm việc quan đắc lộ, kẻ kính người yêu, bỡi vậy cho nên có một ông Cai-tổng giàu có ở gần làng thầy mới kêu thầy mà gã con. Thầy cưới vợ về vợ chồng ở với nhau hơn mười năm mà không có con. Lần lần cha mẹ hai bên khuất hết. Vợ thầy lảnh phần ăn của cha mỗi năm thâu huê lợi cũng được hai ba ngàn giạ lúa. Thầy làm việc quan có lương có bổng, mà tổng làng kính phục nên đi lễ vật hằng ngày; đã vậy mà vợ thầy lại có của riêng, nếu thầy thủ phận như người ta thì bước hoạn lộ của thầy chắc là rộng dài, mùi phú quí vinh huê chắc là thầy nếm đủ.

Nào dè người đời hễ có may thì có rủi, sự nên hư vinh nhục gẩm cũng như nước lớn nước ròng. Thầy Đàng làm việc quan được 12 năm rủi gặp một ông quan Tham-biện không yêu thầy như mấy ông trước, lại hễ thầy đi hầu trễ thì