Trang:Chuyen giai buon 1.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 33 —

Qua đại tường người em bá bộ xin làm tuần thế, vợ bá bộ cũng đành để cho người em chồng làm, họa may có đổi cho chồng mình về Tây-phương chăng, cứ rước ông hòa thượng cũ. Thầy tới, người em bá bộ làm đủ ba lễ, mỗi lễ chịu một đồng bạc, thầy lấy làm bằng lòng, đến khi phần mả, thầy vái ngay cho vong hồn trực vãn Tây-phương. Người em lộng kính bắt hồn mà hỏi, thì hồn bá hộ được về Tây-phương rồi. Người em đắc ý nói với chị dâu rằng: nghĩ lại khi anh tôi còn sanh tiền, thường nói có chị nghe, là để sự nghiệp cho con tôi nối giữ, thì là đáng lắm, bỡi vì anh tôi biết cha con tôi giỏi, cho nên mới đành lòng phú thác. Vợ bá bộ tức mình nói: tuần chay trước tôi làm dở, tuần chay nầy chú làm lại hay gì? Chú nhờ có ba lễ ba đồng, cho nên chồng tôi được về Tây-phương, còn tôi làm trơn cho nên chồng tôi phải qua Đông-phương. Khác nhau có một sự có bạc cùng không bạc; có bạc lên trời cũng đặng, chẳng lựa là qua Tây-phương; may chồng tôi giàu, phải mà nghèo, cũng chẳng lẽ về Tây-phương được, có khi cũng không có em có cháu nữa.


25. — nợ không không trả.

Ông Lý-trước-minh, khẵng khái hay làm việc bố thí. Trong làng có một người tới ở mướn, mà tánh làm biếng, không biết việc làm ruộng đất, nghèo khô nghèo khiểng mà cũng có tài khéo léo; hễ có làm việc gì, ông Lý-trước-minh đều ưng bụng, trả nhiều tiền bạc, lỡ làng không gạo nấu, năn nỉ xin ông ấy liền cho. Có một bữa tên ở mướn ấy thưa với ông ấy rằng: kẻ tiểu nhơn chịu ơn ông hậu lắm, nhà ba bốn miệng ăn khỏi chết đói cũng nhờ ông; nhưng mà không lẽ nhờ đời, xin ông cho tôi vay một tạ

3