Trang:Chuyen giai buon 2.pdf/37

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 38 —

Thuở thầy còn làm tri huyện tại Hà-dương, trong huyện xả dân hay tin phong thủy, hay kiện giành đất mả, đến đỗi có kẻ đào trộm mả người ta lấy cốt đi, đem cốt ông bà mình mà chôn xuống, chĩn biết địa lý, không biết Thiên lý; nhà giàu cứ hiếp nhà nghèo, có kiện tới quan, chẳng luận phải quấy, làm sao nhà giàu cũng đặng kiện, nhà nghèo cất đầu chẳng nổi. Các ông huyện trước nhơn nhu, vị nhà giàu, hoặc ăn của nhà giàu, mà xử lún cho nhà nghèo.

Tới lúc thầy Châu đáo nhậm, nghe việc tình tệ, thì lấy làm bất bình, dốc lòng sữa phong tục, làm cho ai nấy đều nhờ một phép công bình.

Hễ nhà giàu, nhà nghèo có kiện thưa, thì người thường xử hiếp nhà giàu, kêu là tả phú, hữu bần, nghĩa là bỏ giàu binh nghèo, nhiều người lấy làm đắc sách.

Trong hạt có đứa ở mướn làm đất cho nhà giàu, dòm thấy đất nhà giàu huợt, lại nghe là đất hưng vượng, làm được huyệt mả thì con cháu sẽ phát, nghĩa là sẽ được sang giàu. Nó bèn mạo giấy nói là đất ông bà nó, tên nhà giàu ỷ thế chiếm cứ làm cũa mình.

Nó phát đơn đi kiện, ông Châu không hỏi đầu đuôi, thấy nó nghèo, bèn xử cho nó đặng đất, nhà giàu phải chịu thua.

Đến lúc người thôi làm quan, về Bạch-lộc-động dạy học trò, nghe tên nhà nghèo lấy cốt ông bà đem chôn tại chỗ đất, người mới đi coi cho biết làm sao là hưng vượng. Tới nơi thấy miếng đất đắc thế, tả thanh long, hữu bạch hổ, trên có huyền vũ, dưới có lệ tuyền, quả là long mạch, người mới than rằng: thữ địa nhược phát, thị vô thiên lý; thữ địa bất phát thị vô địa lý. Thích nôm: đất nầy bằng phát, thì nghịch lẽ trời; đất nầy không phát, thì chẳng nhằm phép địa lý.