Bước tới nội dung

Trang:Chuyen giai buon 2.pdf/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 10 —

đật đem con cá bỏ xuống nước, họa là nó lấy hơi nước mà sống lại chăng. Hồi tôi mới thả, nó nằm trơ, không máy động; vừa giập bả trầu, nó quậy quậy và ngáp gió; giây phút nó vùng một cái. Tôi vừa thò tay mà bắt lại, nó đã quạt đuôi, lội đi mất. Ấy là tại tôi dại, xin thú thiệt cùng thầy.

Thầy Tử-sản nghe nói bèn vổ tay mà rằng: Đắc kỳ sở tai, đắc kỳ sở tai! (Chỉ nghĩa là chim trời cá nưóc, được thế nó thay, được thế nó thay!)

Thằng đầu bếp ra ngoài, cười thầm, học cùng chúng bạn rằng: Ai gọi thầy Tử-sản là trí! Tiền chợ thầy đưa, tao thua hết, tao kiếm đều nói láo, mà thầy ấy cũng tin ngay. Ai gọi thầy Tử-sản là trí!

Thầy Mạnh-tử giải rằng: quân tử khả khi dỉ lý chi sở hữu, mà bất khả khi dĩ lý chi sở vô. nghĩa là lấy việc có lý mà dối người quân tử cũng được; chí như việc không có lý thì chẳng lẽ dối đặng.


74. — chuyện trang-tử.

Trang-tử là người đời Tống, học hành có tiếng, vợ chết, bà con đi lễ điếu, thầy ấy ngồi giãi chơn, vổ trống mà ca, chẳng có dấu chi là thương tiếc.

Thầy ấy ca rằng: « kham ta phù thế sạ, hữu như hoa khai tạ! Thê tử ngả tất mai; ngả tử, thê tất giá. Ngả nhược tiên tử thì, nhứt trường đại tiếu họa: điền vị tha nhơn canh; mả vị tha nhơn khóa; thê vị tha nhơn luyến; tử vị tha nhơn mạ. Suy thử đổng thương tình, tương khan lụy bất hạ. Thế nhơn tiếu ngã bất bi thương, ngã tiếu thế nhơn khống đoạn trường. Thế sự nhược huờn khốc đắc chuyển, ngã diệc thiên thu lụy vạn hàng. »