nhưng cũng cố kiếm chút vật mọn để giáp mặt hoa đào. Song lại e ả kia đã trải nhiều những kẻ sang người trọng, chắc không coi mình vào đâu. Lúc đến, xem cách tiếp-đãi cũng không lạnh-lẽo lắm. Ngồi một lúc, gió đông dợn sóng, ngâm một câu cho Sinh nghe rằng:
« Nhân-gian ngọc tốt cũng nhiều,
Cớ chi len-lỏi Lâm-kiều hỡi ai?
Ngày xuân lữa một lần hai,
Thiều-quang mấy lúc ra ngoài chín mươi. »
Sinh nghe hết, mừng thú quá, đương muốn nói chuyện nữa, thấy một con ở vào bẩm có khách đến, vội-vàng phải chào ra. Về đến nhà, ngâm-nga ngẫm-nghĩ mãi mấy câu, mơ mòng tưởng nhớ. Qua một hai hôm, tình không thể rướch được, kiếm ít nhiều lại đi.
Bận này đến, Thụy-vân chào tiếp rất vui, ngồi dịch lại gần Sinh, ân-cần hỏi rằng:
« Có thể tính được khuôn duyên trong một đêm không? »
Sinh nói:
« Nhà nho kiết chỉ một mảnh tình si có thể đem dâng người tri-kỷ. Hết sức mới kiếm được một chút hèn mọn để vào thăm như thế này; trướng tô được giáp, đã thỏa lòng tìm hoa; còn như phượng chạ uyên chung, xin để đợi người quí-khách khác. »
Thụy-vân nghe xong, nét mặt buồn hẳn đi, rồi cùng trông nhau không có câu gì nữa. Sinh ngồi lâu mãi, mụ ở ngoài gọi « Thụy-vân » luôn để giục ý cho Sinh đi. Sinh biết ý thế, mới ra về. Từ đấy, lòng càng thảm-thiệt, dạ càng ngẩn-ngơ. Toan muốn bán gia-tài để mua một cuộc vui, nhưng đến