rót rượu uống, uống xong rồi múa, trông khắp ra chung-quanh, núi đá đèo cây đều như tỏ như mờ trong lớp sóng.
Than rằng:
« Bốn phương mây trắng một mầu,
Trông về cố-quốc biết đâu là nhà! »
Vung tay vồn-vã, ôm lòng thương xót, lệ châu tuôn rơi. Sinh nhặt lấy, đựng vào mâm, nói rằng:
« Đủ rồi.
Người cá: — Một mối thương tâm đã gợi ra, không thể rướch đi được. »
Cất tiếng khóc thật to, nước mắt hết mới thôi. Sinh mừng quá, đón về, bỗng thấy trỏ tay về mặt đông, nói rằng:
« Kìa, cái thành bằng ráng đỏ đã hiện lên, cô Quỳnh-Hoa đêm hôm nay cưới về quan Thái-Sử ở cù-lao San-Hô. Tôi tai-hạn đã đầy, xin từ đây dã-biệt. »
Nói xong, nhẩy vút mình xuống bể, mất! Sinh ngậm-ngùi quay về một mình.
Ngày hôm sau, đem ngọc châu đến làm lễ xin hỏi. Bà cụ cười bảo rằng:
« Cậu thật là một người si-tình. Tôi chẳng qua nói thử thế thôi, chớ có mặt nào thật đem bán con gái đi để kiếm cái nuôi miệng đâu! »
Giả lại vạn ngọc châu; gả Vạn-Châu cho Sinh.
Thế-gian bàn rằng: — Vạn-Chầu thách cưới mà rồi lại giả về thời vật đó nguyên cũng không cần có; song không có nhời thách của bà cụ thời không có nước mắt tận tình của người cá; không có nước mắt của người cá thời không biểu được chân-tình cao-thượng của bà cụ. Trong thế-gian vạn vật đều là ảo, duy chỉ có cảm-tình là chân thực thôi vậy.