chưa hẳn đã là không như ý. Cho nên thế-gian chỉ nên cứ ngay thẳng mà ở, người dẫu muốn khéo, có khéo bằng tạo-hóa được sao!
8. — Hai anh em họ Thương.
Người nước Cử, có nhà họ Thương, anh giầu mà em nghèo, ở láng-giềng liền nhau. Khoảng đời Khang-hi có năm mất mùa quá; em, ngày hai bữa không kiếm đủ ăn. Một hôm, mặt giời đã đứng bóng, bếp còn không có lửa, bụng đói lép, không biết làm cách gì. Vợ bảo sang nói với anh, Hai Thương (là em) nói:
« Không ăn thua gì! Nếu anh có thương rằng mình nghèo thời đã liệu cho từ trước rồi. »
Vợ cứ sai con sang. Một lúc, về không.
Hai Thương hỏi: « Thế nào? »
Vợ lại hỏi kỹ rằng;
« Mày sang thấy thế nào?
Con — Thấy bác cứ ngần-ngừ mắt trông vào bác gái; bác gái bảo tôi rằng: « anh em đã ở riêng, ai có cơm, người ấy ăn, ai còn giúp nhau được! »
Hai vợ chồng nghe xong, cùng nhìn nhau nín im; còn cái chum vại nào, đành đem bán rẻ để kiếm ít tấm cám qua ngày vậy.
Trong làng có mấy đứa tay chơi, biết Cả Thương (là anh) giầu có, đêm leo tường vào. Vợ chồng đập thau, khua nồi để báo hiệu. Người làng cùng ghét cả, không ai đến. Phải gọi rầm đến Hai Thương. Hai-Thương muốn chạy sang, vợ nắm giữ lại không cho sang, nói to bảo chị rằng: