do ở một người già, thấp bé và khô-khan, ăn-mặc một cách khốn-nạn đến nỗi ai coi thấy cũng phải ghê-sợ khinh-bỉ, lão đó tiến lại gần bàn, tay run lập-cập đặt vàng lên một con bài. Trong bạn làng chơi, ai cũng ngạc-nhiên nhìn lão, ai cũng đối-đãi lão một cách khinh nhờn ra mặt, thế mà lão cứ điềm-nhiên như không, tịnh không thở ra một lời phàn-nàn nào cả.
« Lão già thua. Lão lại đánh cái nữa, lão lại thua; nhưng lão càng thua bao nhiêu thì những người đứng quanh đó càng tỏ-ý mừng-rỡ bấy nhiêu. Lão cứ đánh gấp-thiếc mãi lên, sau thua đến 50 đồng tiền vàng. Một người trong đám khách bạc, bựt cười sằng-sặc mà nói:
— Lão Viễn-Toa ơi! Lão chớ vội ngã lòng nhé. Lão cứ việc đánh đi.... Thế nào lão chẳng lại gặp canh đỏ mà làm cho vỡ sòng nhỉ?
« Lão già không đáp chi hết, đưa đôi con mắt giết người nhìn kẻ ấy, rồi đi ra mất. Trong một nửa giờ nữa, lão lại trở lại, túi đầy lên những vàng cùng bạc. Nhưng khi cuộc bạc sắp tàn canh, lão già phải ngừng tay lại, vì đã hết cả tiền mặt rồi.
« Võ-sĩ tuy nay đã ra một người luộm-thuộm, đối với việc thiện, dửng-dưng như nước lã, song thấy con bạc khinh-bỉ lão già thậm-tệ thế, cũng không thể không lấy làm bận lòng được. Khi lão già đã đi khỏi, võ-sĩ bèn lấy lời tử-tế trách móc những người còn ở lại trong sòng bạc.
Họ bảo võ-sĩ rằng:
— Ngài không biết lão Viễn-Toa, chớ khi ngài đã biết ra thì ngài đã không quở trách chúng tôi, ngài