nhân bội nghĩa, mất cả cương-thường, thời ở đời lại là một thế-giới ma-trướng. Thực quả thế, anh ạ! Anh đừng tưởng em yên vui như thế được lâu đâu. Chỉ độ năm sáu tháng, vừa gần qua xuân năm sau, đương lúc họ-nuôi: mẹ, con, chị, em, đương sum-họp yêu-mến nhau, thời ông giời cay-nghiệt, làm cho chia rẽ đôi đường!
Nhân một hôm, bà mẹ-nuôi em, đưa em về làng vì đến ngày dỗ chồng. Trước em tưởng bà chỉ có một lớp nhà ở tỉnh mà thôi, không ngờ lại còn có dinh-cơ ruộng-nương ở quê nữa. Hôm đó, chúng về đến cổng, thấy xe ngựa linh-đình, cờ quạt rộn-rịp, người làng kéo ra chật ngõ, như là có đám hội hè. Giữa đám đông, em trông thấy một người cưỡi ngựa, mặc áo gấm xa, đội nón lông chóp, cổ đeo thẻ ngà, chân đi giầy tây, ước vòng bốn mươi tuổi, râu-ria gọn gàng. Sau lưng lính tráng điếu tráp theo gót. Em dẫu ngu, cũng đoán được là ông quan. Mà quả nhiên là quan thật, là quan phụ-mẫu vùng đó. Khi bước được vào tới nhà, người nhà nói thế.
Nguyên lai hôm ấy người Chánh-tổng làng được « Cửu-phẩm », mở tiệc khao mừng, mời quan về trứng-kiến, cho nên dân làng đón rước như vậy.
Ông quan đó có quan-thiệp gì đến em không? Anh hãi gập bức thư này lại, anh thử nghĩ. Nghĩ xem chuyện em rồi soay ra làm sao? Nhưng thôi, anh không thể đoán được đâu, cái cảnh-ngộ của em nó biến-đổi lạ thường lắm!
Chẳng ngờ lúc em cùng mẹ-nuôi em cố chen đám đông, chạy qua đường, để bước về cổng nhà, thời phải quan-lớn ngài ngồi trên lưng ngựa liếc mắt trông thấy. Không biết kiếp trước em có nợ-