Trang:Co xuy nguyen am.pdf/11

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 8 —

Thí dụ làm theo luật bằng, thì những chữ thứ hai ở trong tám câu phải lần lượt theo như thế này: « Bằng, trắc, trắc, bằng, bằng, trắc, trắc, bằng. »

Làm theo về luật trắc, thì những chữ thứ hai trong tám câu phải lần lượt theo như thế này: « Trắc, bằng, bằng, trắc, trắc, bằng, bằng, trắc » như thế gọi là niêm-luật.[1]

Thất-niêm. — Nếu bốn câu trên theo luật bằng, mà bốn câu dưới lại lẫn sang luật trắc, thí dụ như câu thứ nhứt chữ thứ hai bằng, thế là theo luật bằng; tới câu thứ năm chữ thứ hai lại dùng tiếng trắc, đó là lại theo luật trắc, thì gọi là thất-niêm, nghĩa là luật bằng lẫn sang luật trắc, hay luật trắc lẫn sang luật bằng, cũng đều sai luật cả.

Hay là câu phá đã làm theo luật bằng, chữ thứ hai bằng; tới câu thừa-đề tiếp theo, hay câu thích-thực thứ ba, mà chữ thứ hai lại dùng tiếng bằng, thế cũng gọi là thất-niêm, không được.

Thí dụ luật bằng

Bài tả cảnh già

(Quan Tam-nguyên Yên-đổ)

Thứ I phá: Nhớ từ năm trước hãy thơ ngây,
II thừa: Phút chốc mà già đã đến ngay.
III thích Mái tóc chùm đen, chùm lốm đốm,
IV thực: Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay.
V bàn Lập lờ bốn mắt tranh mờ, tỏ,
VI luận: Khấp khểnh ba chơn dở tỉnh, say.
VII tổng Còn một nỗi này thêm chán ngắt!
VIII kết: Đi đâu dở những cối cùng chầy.

  1. Niêm nghĩa là dính, làm thơ phải dính sát theo luật không được sai.