Trang:Co xuy nguyen am.pdf/112

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 103 —

CÂU HỎI

Đánh trống nhi ong đốt; ngủ mẹ nhi chuột tha; kỳ cố hà rư?[1] (Bài này ra ngắn làm theo lối tiểu-đoạn hai vế đối nhau)

Bài làm trả lời

Mồng một ngày rằm, đương cơn nhẩy nhót, bà cốt dựa bóng đức chầu. Nhứt[2] dịp trống chi rục-kỳ-rùng, nguyên-dĩ[3] xui anh bầu, anh vẽ chi vo-ve, tức ngứa nọc giả, ư-thị-hồ nhói![4]

Mười ba mười bảy, đương độ hớ hênh, con gái cạy nằm có mẹ. Nhút lá cờ chi toang-kỳ-toác;[5] nguyên-dĩ giục anh cống, anh leo chi ngấp-nghé, tức máy mép giả, ư-thị-hồ tha!


V. — CA-TỪ

Đào-nương ca-điệu

Cung bậc

Đào-nương ca-điệu có tới 24 cách hát khác nhau; trong điệu hát tiếng nhỏ là cung Nam, tiếng lớn là cung Bắc, cao thấp dịu dàng, phải theo cho hiệp với cung đờn, dịp phách.

Cung Nam, cung Bắc dù khác nhau như vậy, nhưng các câu hát như là: Hát Vọng-cổ, đồn Đại-thạch, đọc phú, gởi thơ, dịp-ba cung-bắc, cùng là câu hát mưỡu, phần nhiều đặt câu trên sáu, dưới tám; hay là câu sáu tám lại xen câu


  1. Ngạn-ngữ: Bà cốt đánh trống long tong, nhẩy lên nhẩy xuống cái ong đốt.... Con gái mười bảy mười ba, đêm nằm với mẹ chuột tha mất.... Hai câu đó là cớ thế nào?
  2. Là chữ bẻ xuống đầu câu, nghĩa như là chợt một lúc. Câu này có bản là: « nhất trống bộ chi long tong »
  3. Nghĩa là nguyên đã.
  4. Tức nghĩa là tức thì; giả là ấy, là chữ thay vì trỏ vào con ong hay con chuột; ư-thị-hồ nghĩa là chưng ấy vậy, là vì chưng thế mới nhói, mới tha; đó là những chữ thép văn sách.
  5. Có bản là: « nhứt cờ đào chi phất phới ».