Trang:Co xuy nguyen am.pdf/14

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 11 —

Đại ý lối thơ tức cảnh

Bài thơ trên này là qua đèo tức cảnh, nên câu phá-đề nói ngay tới đèo Ngang, đó là lối khai-môn kiến-sơn, nghĩa là mở cửa ra trông thấy núi ngay, mà phá-đề thì nói tới đề ngay; kế tới câu thừa-đề thì mới tả tới cảnh núi non, hoa cỏ.

Câu thứ III thứ IV thì tả cảnh trời chiều mà mắt mình trông thấy, như là: Tiều-phu lom-khom, quán chợ lác đác.

Câu thứ V, thứ VI thì tả tình thương nhớ mà tai mình nghe tiếng, như là: Con quốc-quốc luyến chúa, cái gia-gia thương nhà.

Đến hai câu kết thì lại tổng kết cả tình cảnh trong khi trèo đèo một mình, chỉ trông thấy một trời một nước cùng một ta mà thôi, dư-ý biết là dường nào.

Đó là lối thơ chơi tức cảnh, tùy lúc qua chơi cảnh nào thì vịnh cảnh nấy; chơi núi non, sông nước, thì tả cảnh núi non, sông nước; chơi chùa thì tả cảnh chùa; chơi hội thì tả cảnh hội vân vân; đại khái xem như bài đã thí dụ ở trên.

Ngũ bất luận

Bài qua đèo Ngang trên này, câu thứ VIII: « Một mảnh tình riêng ta với ta », chữ thứ V đáng lẽ phải dùng tiếng trắc thì mới hiệp luật; nhưng bằng (ta) cũng được, đó là (ngũ bất luận), nghĩa là chữ thứ V cũng không cần phải đúng như luật. Nhưng trong 8 câu thơ, họa là có một đôi khi mới dùng chữ thứ V trái luật như vậy.

Áp vần

Hiệp âm đúng vần. — Trong bài thơ những chữ cuối cùng câu thứ nhứt, thứ nhì, thứ tư, thứ sáu, thứ tám, phải theo vần nhau, mà cốt phải áp-vần[1] hiệp với nhau cho đúng, thí dụ như bài tả cảnh già áp những vần này: « Ngây, ngay,


  1. Nghĩa là áp hạ chữ vần ở cuối cùng câu.