Trang:Co xuy nguyen am.pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

lay, say, chầy; » bài qua đèo Ngang áp những vần này: « Tà, hoa, nhà, gia, ta; » đó là làm theo đúng vần.

Hiệp âm lạc vần. — Nếu trong một bài câu thứ I hạ vần (ngây), mà câu thứ II lại hạ vần (), như thế là hiệp âm không đúng vần, thì gọi là lạc-vận.

Âm vận không nên cưỡng-áp. — Tiếng quốc-âm nước ta chửa có đặt ra thành quyển Tập-vận, vậy nên làm thi-ca chỉ đánh vần thuận miệng mà thôi. Nhưng trong ngũ-âm đều có âm-hưởng tự-nhiên, phải nên hiệp âm cho đúng vần mới được. Nếu thanh-âm hơi trạnh một tí, như là vần (nay) hiệp với vần (người), vần (ngày) hiệp với vần (ai) thì là cưỡng-áp, nghĩa là làm gượng không hiệp vần cũng không được.

Hiệp âm theo vần quốc-ngữ. — Vậy ta nay nên theo vần quốc-ngữ mà hiệp âm cho đúng mới phải, thí dụ như vần (am), thì hiệp theo (bam), (cam), (dam), (đam), là về một vần. — Vần (ăm), thì hiệp theo (băm), (căm), (dăm), (đăm), là về một vần. — Vần (âm), thì hiệp theo (bâm), (câm), (dâm), (đâm), là theo về một vần.

Nếu vần (am) mà hiệp với vần (âm), hay là vần (gầm) mà hiệp với vần (nam), đều là cưỡng-áp cả, không được.

Đây là nói qua đó mà thôi, sau này chúng tôi sẽ có soạn ra được quyển Quốc-âm tập-vận đích đáng, xin trình chư vị quân-tử sửa soạn lại cho, rồi sẽ đem in ra để các nhà làm thơ tiện lãm.

Từ điệu

Điệu thơ cốt phải êm-ái, điển-nhã; quốc-âm nước ta cũng có tiếng thanh, tiếng trọc, tiếng bóng-bảy, tiếng thô-tục, làm thơ thì cốt tìm những tiếng thanh-nhã, bóng-bảy, mà hiệp lại thành câu, cân nhắc cho thanh-âm, từ-điệu hiệp với nhau, rồi đọc đi đọc lại nghe rõ êm tai, thì mới